CHẨN ĐOÁN VI NẤM ASPERGILLUS

1. MẦM BỆNH

Do các loại vi nấm Aspergillus sp.

Ví dụ: A. fumigatus; A. nidulans; A. flavus; A. niger; A. terreus.

2. BỆNH PHẨM

Tùy thể bệnh ta có nhiều dạng bệnh phẩm: đàm, giác mạc, da tai, mủ ở tai, sinh thiết phổi hoặc sinh thiết các cơ quan,...

3. KHẢO SÁT TRỰC TIẾP

- Đàm: nhuộm Gram, nhuộm kháng acid, soi tươi với KOH 20%.

- Mủ: soi tươi với NaCl 0,85%, nhuộm Gram.

- Giác mạc: soi tươi với NaCl 0,85% (vô trùng).

- Da tai: soi tươi với KOH 20%.

- Sinh thiết các cơ quan: xử lý theo phương pháp mô học nhuộm Hematoxyline và Eosin (HE), Perodic Acid Schiff (PAS) hoặc Gomori.

Hình 35.1. Aspergillus sptrong bệnh phẩm

Trên tất cả các loại bệnh phẩm thấy có nhiều sợi tơ nấm d = 4 - 5μm, phân nhánh, phân vách, khi phân nhánh, nhánh phu tạo với nhánh chính góc 45O, đôi khi thấy đầu bào đài, các tiểu bào đài và bào tử.

4. CẤY NẤM

Bệnh phẩm được cấy trong môi trường Sabouraud có hay không có ,Chloramphenicol ủ ở 37OC và nhiệt độ phòng thí nghiệm. Sau 3 - 4 ngày vi nấm sẽ mọc thành Khuẩn lạc, cấy chuyển sang môi trường đặc biệt để cấy vi nấm Aspergillus đó là môi trường Czapek. Khuẩn lạc nấm sẽ phát triển và mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau dựa vào đó để định danh.

Trong chẩn đoán bệnh vi nấm Aspergillus nhiệt độ cấy quan trọng để phân biệt vi nấm Aspergillus gây bệnh với Aspergillus hoại sinh.

Tốc độ mọc

Nhiệt độ ủ

Aspergillus hoại sinh

Aspergillus gây bệnh

37oC

Chậm

Nhanh

Nhiệt độ phòng

Nhanh

Chậm

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Mô tả hình ảnh vi nấm Aspergillus sp. trong mẫu đàm và giác mạc dưới kính hiển vi.

2. Mô tả hình ảnh của vi nấm Aspergillus sp. trong môi trường cấy.

EBOOK GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH

CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI
CÁCH CHUẨN ĐỘ KÍNH HIỂN VI
THU THẬP VÀ BẢO QUẢN PHÂN ĐỂ XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM KÝ SINH TRÙNG
KỸ THUẬT TẬP TRUNG KÝ SINH TRÙNG TRONG PHÂN
CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN BIỆT ĐỂ PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
CẤY PHÂN
CÁC KỸ THUẬT NHUỘM MẪU PHÂN
ƯỚC LƯỢNG SỐ GIUN BẰNG CÁCH ĐẾM TRỨNG
KỸ THUẬT TÌM MỠ TRONG PHÂN
KỸ THUẬT TÌM MÁU TRONG PHÂN
KỸ THUẬT LÀM LÀN MÁU MỎNG VÀ GIỌT MÁU DÀY
KỸ THUẬT NHUỘM MÁU TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
KỸ THUẬT KHẢO SÁT TIÊU BẢN MÁU
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TÌM GIUN CHỈ TRONG MÁU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HỌC
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TIẾT TÚC
KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ CHUYÊN CHỞ TIẾT TÚC
PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN TIẾT TÚC
KỸ THUẬT MỔ MUỖI
ĐẠI CƯƠNG XÉT NGHIỆM VI NẤM
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TÌM NẤM
KỸ THUẬT CẤY NẤM
HÌNH THỂ ẤU TRÙNG VÀ GIUN TRƯỞNG THÀNH
NHẬN DẠNG CÁC LOẠI SÁN LÁ
NHẬN DẠNG CÁC LOẠI SÁN DẢI (SÁN DÂY)
HÌNH THỂ TRỨNG GIUN, SÁN THƯỜNG GẶP
ĐƠN BÀO ĐƯỜNG RUỘT
NHỮNG VẬT THỂ CÓ THỂ TÌM THẤY TRONG PHÂN
HÌNH THỂ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở NGƯỜI
HÌNH THỂ TIẾT TÚC Y HỌC
CHẨN ĐOÁN VI NẤM NGOÀI DA
CHẨN ĐOÁN VI NẤM NGOẠI BIÊN
CHẨN ĐOÁN VI NẤM CANDIDA
CHẨN ĐOÁN VI NẤM ASPERGILLUS
CHẨN ĐOÁN VI NẤM CRYPTOCOCCUS
VI NẤM HOẠI SINH
CÁC HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG XÉT NGHIỆM KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
HÓA CHẤT – THUỐC NHUỘM – MÔI TRƯỜNG TRONG XÉT NGHIỆM NẤM