CÁCH CHUẨN ĐỘ KÍNH HIỂN VI

Xác định loài KST cần dựa vào nhiều tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn kích thước của KST. Ta có thể ước lượng kích thước KST bằng cách so sánh với một vật đã biết kích thước trước như hồng cầu, nhưng cách này không cho ta kết quả chính xác. Để đo được chính xác kích thước KST, ta dùng thước trắc vi đặt trong thị kính.

1. DỤNG CỤ

- Kính hiển vi 2 mắt với các vật kính x 10, x 40, x 100

- Dầu

- Giấy lau kính

- Thước trắc vi thị kính (chia thành 50 đơn vị)

- Thước trắc vi nền với 2 độ chia 0,1 và 0,01mm

- Thị kính (nên sử dụng thị kính x10):

+ Thước trắc vi nền có kích thước bằng lam kính bình thường và ở giữa có những gạch cách nhau 0,1 và 0,01mm

+ Thước trắc vi đặt ở thị kính là một đường thẳng được chia thành 50 vạch. Tùy theo độ phóng đại của vật kính, các vạch này có các số đo khác nhau.

2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT

© Tháo thị kính ra và đặt thước trắc vi thị kính vào (mặt khắc vạch hướng xuống dưới). Đặt thị kính trở lại vị trí cũ.

© Đặt thước trắc vi nền lên bàn kính hiển vi.

© Di chuyển bàn kính sao cho 2 thước nằm chồng lên nhau, vạch 0 trên thước trắc vi thị kính trùng với vạch 0 trên thước trắc vi nền.

© Nhìn phía bên phải vạch 0 của thước trắc vi nền để tìm điểm mà 1 vạch của thước trắc vi thị kính trùng với 1 vạch của thước trắc vi nền, điểm trùng này gọi là điểm Y. Khoảng cách sẽ thay đổi tùy theo các vật kính sử dụng (x10, x40, x100).

© Đếm số vạch chia trên thước trắc vi thị kính, từ số 0 đến vạch trùng lắp (Y). Đếm số vạch chia (0,1mm) trên thước trắc vi nền từ vạch 0 đến vạch trùng lắp (Y), Tính đoạn đếm được trên thước trắc vi thị kính theo công thức sau:

N = Số vạch đếm được trên thước trắc vi nền (mm).

n = Số vạch đếm được trên thước trắc vi thị kính (mm).

Ví dụ: Ở vật kính xio, ta có N = 0,3mm, n = 40.

Hình 2.2. Cách đặt thước trắc vị thị kính và tác vi nền

Ví dụ: Đo chiều dài của trứng giun kim.

Đặt tiêu bản lên bàn kính, quan sát trứng với vật kính x10, chiều dài của trứng giun kim tương ứng với 8 khoảng chia của thước trắc vi thị kính.

Ta đã có đơn vị thị kính ở vật kính x10 là 7,5mm, chiều dài của trứng giun kim sẽ là 7,5mm x 8 = 60mm.

Lưu ý:

- Mỗi độ phóng đại của vật kính (x10, x40 và x100) có đơn vị thị kính khác nhau, vì mỗi vạch của thước trắc vi nền sẽ thay đổi kích thước trong khi vạch của thước trắc vi thị kính vẫn duy trì kích thước cũ. Vì vậy, cần phải chuẩn độ cho từng loại vật kính và ghi lại các đơn vị này lên kính hoặc tờ giấy dán gần kính để dễ tra cứu.

- Khi muốn có số đo của KST thì chỉ cần nhân số vạch đo được với đơn vị thị kính để có kích thước thật.

- Sau khi mỗi vật kính đã được chuẩn độ, ta không trao đổi thị kính chứa thước trắc vi và những vật kính của kính hiển vi này với thị kính hoặc vật kính của kính hiển vi khác. Phải sử dụng vật kính và thị kính đã được chuẩn độ.

- Nên chuẩn độ định kỳ để bảo đảm tính chính xác.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Tạo sao cần phải biết kích thước của KST?

2. Trình bày cách tính đơn vị thị kính.

3. Làm thế nào để đo kích thước của trứng giun đũa?

EBOOK GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH

CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI
CÁCH CHUẨN ĐỘ KÍNH HIỂN VI
THU THẬP VÀ BẢO QUẢN PHÂN ĐỂ XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM KÝ SINH TRÙNG
KỸ THUẬT TẬP TRUNG KÝ SINH TRÙNG TRONG PHÂN
CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN BIỆT ĐỂ PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
CẤY PHÂN
CÁC KỸ THUẬT NHUỘM MẪU PHÂN
ƯỚC LƯỢNG SỐ GIUN BẰNG CÁCH ĐẾM TRỨNG
KỸ THUẬT TÌM MỠ TRONG PHÂN
KỸ THUẬT TÌM MÁU TRONG PHÂN
KỸ THUẬT LÀM LÀN MÁU MỎNG VÀ GIỌT MÁU DÀY
KỸ THUẬT NHUỘM MÁU TÌM KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
KỸ THUẬT KHẢO SÁT TIÊU BẢN MÁU
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM TÌM GIUN CHỈ TRONG MÁU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH HỌC
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA TIẾT TÚC
KỸ THUẬT BẢO QUẢN VÀ CHUYÊN CHỞ TIẾT TÚC
PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN TIẾT TÚC
KỸ THUẬT MỔ MUỖI
ĐẠI CƯƠNG XÉT NGHIỆM VI NẤM
KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TÌM NẤM
KỸ THUẬT CẤY NẤM
HÌNH THỂ ẤU TRÙNG VÀ GIUN TRƯỞNG THÀNH
NHẬN DẠNG CÁC LOẠI SÁN LÁ
NHẬN DẠNG CÁC LOẠI SÁN DẢI (SÁN DÂY)
HÌNH THỂ TRỨNG GIUN, SÁN THƯỜNG GẶP
ĐƠN BÀO ĐƯỜNG RUỘT
NHỮNG VẬT THỂ CÓ THỂ TÌM THẤY TRONG PHÂN
HÌNH THỂ KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT Ở NGƯỜI
HÌNH THỂ TIẾT TÚC Y HỌC
CHẨN ĐOÁN VI NẤM NGOÀI DA
CHẨN ĐOÁN VI NẤM NGOẠI BIÊN
CHẨN ĐOÁN VI NẤM CANDIDA
CHẨN ĐOÁN VI NẤM ASPERGILLUS
CHẨN ĐOÁN VI NẤM CRYPTOCOCCUS
VI NẤM HOẠI SINH
CÁC HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG XÉT NGHIỆM KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT
HÓA CHẤT – THUỐC NHUỘM – MÔI TRƯỜNG TRONG XÉT NGHIỆM NẤM