Trong nghiên cứu về tiết túc, công tác điều tra tiết túc là một trong những công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì những mục đích sau:
- Biết được thành phần loài và số lượng cá thể của mỗi loại tiết túc.
- Biết được sự phân bố của tiết túc theo địa dư.
- Biết được mật độ và biến động số lượng của tiết túc trong từng giai đoạn đối với những điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau.
- Tìm hiểu về sinh lý và sinh thái của tiết túc.
- Khám phá ra vai trò dịch tễ của tiết túc.
- Từ những hiểu biết trên, tìm ra những biện pháp để phòng chống và tiêu diệt những tiết túc có hại với những loại thuốc khác nhau và biết được liều lượng thuốc diệt đối với các loại tiết túc.
- Căn cứ vào kết quả điều tra trước và sau khi sử dụng thuốc, biết được hiệu quả của công tác diệt tiết túc.
2.1. Muỗi trưởng thành
a) Dụng cụ bắt muỗi
- Ông nghiệm, ống hút, ống thông phong, màn (mùng)
- Đèn pin
- Bông không thấm nước
- Bình phun hóa chất.
b) Hóa chất
- Ether hay chloroform
- Pyrethrine
c) Phương pháp bắt muỗi ban ngày
- Bắt muỗi bằng ống nghiệm, ống hút, ống thông phong:
+ Một tay cầm ống nghiệm, chụp thẳng đứng vào nơi muỗi đậu, lắc nhẹ để muỗi bay vào phía trong ống, ngón tay cái bịt nhanh miệng ống nghiệm, tay kia lấy bông không thấm nước nút miệng ống nghiệm lại.
+ Phương pháp này chỉ bắt được muỗi từng con và có thể dùng bắt muỗi trong và ngoài nhà, ở những chỗ tối (bụi cây, hốc cây hay các hốc, các xó trong nhà), dùng đèn pin soi, nếu thấy muỗi, dùng ống thông phong để chụp muỗi.
- Bắt muỗi bằng hóa chất:
+ Thuốc mê (Ether hay Chloroform): phương pháp này đơn giản, khi bắt muỗi chỉ cần áp miệng ống vào chỗ muỗi đậu, hơi thuốc xông lên làm muỗi ngã ra và rơi vào ống.
+ Pyrethrine dạng khí dung: phun hóa chất vào không gian để đánh ngã muỗi, có thể bắt tất cả muỗi trong nhà. Phương pháp này dùng cho những nhà kín đáo, ít khe hở.
- Bắt muỗi bằng màn: dùng màn lồng bên ngoài một khung gỗ nhẹ, màn này được thả trên các lùm cây, bụi cỏ. Sau đó chui vào màn dùng ống bắt muỗi.
d) Phương pháp bắt muỗi ban đêm
Phương pháp này thường có kết quả tốt, vì đa số các loại muỗi hoạt động về ban đêm.
- Bắt muỗi đậu trong nhà: bằng ống hút, ống nghiệm hay thuốc mê như bắt muỗi ban ngày.
- Bắt muỗi ở chuồng súc vật: dùng đèn pin để soi vào chuồng hay ngay trên súc vật, sau đó dùng ống nghiệm để bắt muỗi.
- Bắt muỗi bằng mồi người: một hay hai người ngồi tại một địa điểm, vén quần, tay áo lên cho muỗi đốt, khi muỗi đậu vào người dùng đèn pin rọi và dùng ống thủy tinh để bắt muỗi.
- Bắt muỗi bằng bẫy đèn: phương pháp này lợi dụng đặc tính của muỗi dễ kích thích và hấp dẫn bởi ánh đèn. Đèn được treo nơi bụi cây có nhiều muỗi hay gần các chuồng súc vật và đèn được treo suốt từ 4 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau.
e) Tính mật độ muỗi
Mật độ muỗi trong nhà được tính bằng công thức:
2.2. Phương pháp bắt bọ gậy (cung quăng)
a) Dụng cụ
- Vợt lưới
- Khay men
- Muôi múc /chén tráng men
- Ống hút
- Quả bóp cao su
- Chai lọ/ống nghiệm cỡ 20 x 2cm.
b) Phương pháp bắt bọ gậy
- Bắt bọ gậy bằng vợt lưới:
Phương pháp này áp dụng cho các thủy vực rộng như sông, suối, ao, hồ. Dùng vợt lưới để vớt bọ gậy: đặt vợt nửa dưới nước, nửa trên mặt nước, kéo một đường dài rồi đem vợt lên, nhúng vợt vào khay men hay chậu nước trong để thả bọ gậy ra. Sau đó dùng ống hút, hút bọ gậy bỏ vào các chai lọ.
- Bắt bọ gậy bằng muôi hay chén tráng men:
Phương pháp này áp dụng cho những thủy vực nhỏ như: hố bom, những nơi có nước đọng. Dùng muôi hay chén múc nước, sau đó dùng ống hút, hút bọ gậy cho vào các chai lọ.
- Bắt bọ gậy bằng ống hút:
Dùng ống hút dài có quả bóp cao su, phương pháp này dùng để bắt bọ gậy trong các hốc cây, hốc đá nơi quá nhỏ không thể cho muôi hay chén vào được. Hút tất cả các bọ gậy và nước có trong hốc ra khay tráng men, sau đó dùng ống hút hút bọ gậy ra chai lọ.
3.1. Bọ chét trên chuột
a) Dụng cụ
- Bẫy chuột
- Túi vải màu trắng
- Kẹp
- Xô hay thau
- Bàn chải hay lược
- Ống hút
- Ống nghiệm hay lọ.
b) Hóa chất
- Ether hay chloroform
- Cồn ethylic 70o.
c) Kỹ thuật bắt bọ chét
1 Đặt bẫy chuột, chuyển chuột vào túi vải màu trắng và cột kín lại để bọ chét khỏi rơi ra ngoài.
2 Gây mê chuột bằng ether hay chloroform, sau đó dùng kẹp lớn để gắp chuột ra và đặt chuột vào xô hay thau (có thành cao, có vẩy nước ướt chung quanh thành để bọ chét dính vào và không bò ra ngoài được).
3 Dùng bàn chải hay lược để chải cho bọ chét rơi xuống thau hay xô.
4 Dùng ống hút nhỏ hay que tre chuốt thật mảnh để lấy bọ chét cho vào ống có chứa cồn ethylic 70o.
3.2. Bọ chét trên chó, mèo, súc vật nuôi
Dùng bàn chải hay ống hút để bắt bọ chét ngay trên mình vật chủ. Nếu vật chủ quá dữ, gây mê vật chủ trước khi bắt bọ chét.
1 Tìm bắt ở quần áo bẩn, cũ, có mồ hôi, ở các khe giường, tủ, bàn, ghế, khe sàn nhà.
2 Có thể phun thuốc diệt côn trùng để xua rệp ra khỏi chỗ ẩn nấp.
3 Tất cả các mẫu vật trên cho vào chai có cồn ethylic 70o ghi rõ: ngày, tháng, thành phần loài, vật chủ, nơi ký sinh và địa điểm bắt.
1 Tìm trên người ở tóc, nếp quần áo, lông.
2 Dùng lược dày để chải tóc, lông, hứng chí, rận trên khay trắng (hoặc tờ giấy trắng).
3 Dùng kẹp gắp chí rận cho vào ống nghiệm, đậy nút bông, dán nhãn.
Dùng bẫy ruồi bằng nước ngọt, quả thơm.
1 Bắt trên các vật chủ như: người, chó, mèo, gà, chim,...
2 Dùng kẹp gắp ve, mạt cho vào ống nghiệm.
Ve thường bò lên ngọn cây cỏ để chờ ký chủ đi qua bám vào lông, quần áo,... Vì vậy, có thể dùng mảnh vải trắng lướt trên mặt cây cỏ để bắt ve.
Vật chủ bắt được cần kiểm tra và bắt mò ngay để tránh mò ăn no rơi xuống đất.
- Ở chuột: bắt mò ở tai, cơ quan sinh dục.
- Ở loài chim: bắt mò chung quanh mỏ và lông ở ngực, dưới hai cánh.
- Ở loài bò sát: bắt mò dưới vẩy.
Mò bắt được cho vào chai có cồn ethylic 70o.
1. Anh (chị) cho biết mục đích của điều tra tiết túc.
2. Có bao nhiêu phương pháp bắt muỗi?
3. Phương pháp bắt muỗi nào được dùng phổ biến ở nước ta?
4. Mô tả phương pháp bắt muỗi ban đêm.
5. Mô tả cách bắt bọ gậy.
6. Mô tả cách bắt bọ chét, mò, rệp.