- Soi trực tiếp xem sự di động của ấu trùng. Bệnh phẩm: máu, dịch hạch bạch huyết hay cặn lắng nước tiểu.
- Giọt máu dày, nhuộm Giemsa xem hình thể và cấu trúc nhân.
- Kỹ thuật Knott tập trung ấu trùng.
- Lọc qua màng với màng lọc Nuclepore, tốt trong nhiễm giun chỉ khi mật độ phôi giun chỉ trong máu thấp.
- Thử nghiệm nhanh (test nhanh) để chẩn đoán bệnh giun chỉ: thao tác đơn giản và nhanh, có độ nhạy cao, nhưng đắt tiền và hiện nay chưa phổ biến rộng rãi.
- Sinh thiết hạch bạch huyết tìm giun trưởng thành.
- Thử nghiệm huyết thanh học.
Ở nước ta, kỹ thuật thường được dùng là giọt máu dày nhuộm Giemsa và kỹ thuật Knott.
Cách làm giọt máu dày nhuộm Giemsa: đọc bài làm giọt máu dày nhuộm Giemsa tìm KST SR. Dưới đây là phần trình bày kỹ thuật Knott tìm ấu trùng giun chỉ trong máu.
Kỹ thuật Knott là một kỹ thuật tập trung giun chỉ trong máu, được dùng trong những trường hợp nhiễm nhẹ, có ít KST. Kỹ thuật này sử dụng một lượng máu lớn, hồng cầu bị ly giải bởi dung dịch formol, sau đó được ly tâm. Giun chỉ sẽ tập trung ở đáy ống nghiệm.
2.1. Dụng cụ
- Kính hiển vi
- Kim tiêm vô trùng
- Ông đựng máu có Heparin
- Lam kính
- Ông nghiệm hoặc ống ly tâm
- Máy ly tâm
- Ông hút Pasteur.
2.2. Hóa chất
Dung dịch formol 2%:
Trộn kỹ, lưu giữ trong lọ có nắp đậy. Thời hạn sử dụng 24 tháng.
2.3. Quy trình thao tác
1 Cho vào ống ly tâm 10ml dung dịch formol 2%.
2 Thêm vào 1ml máu tươi hoặc máu có chất chống đông.
3 Trộn kỹ và ly tâm ở 300 vòng/phút trong 5 phút.
4 Bỏ nước nổi.
5 Dùng ống hút Pasteur trộn đều cặn và lấy 1 giọt nhỏ lên lam kính.
6 Đậy lá kính lên giọt cặn.
7 Soi tìm ấu trùng giun chỉ dưới kính hiển vi với vật kính x10 và x40.
8 Nếu tìm thấy ấu trùng giun chỉ thì làm tiêu bản giọt dày, nhuộm Giemsa để định danh. Ưu điểm:
+ Thao tác đơn giản.
+ Cho kết quả nhanh.
+ Rẻ tiền.
Nhược điểm: Không thấy được chuyển động của ấu trùng, vì nó đã chết.
1. Anh (chị) cho biết những kỹ thuật dùng để phát hiện giun chỉ?
2. Mô tả quy trình thao tác kỹ thuật Knott.