Mục đích của mổ muỗi là nghiên cứu một số tính chất sinh lý của muỗi như:
- Xem muỗi có mang KST hay không?
- Định tuổi sinh lý của muỗi.
- Số lần đẻ của muỗi.
- Muỗi hút máu người hay máu súc vật.
- Muỗi
- Kính hiển vi
- Kính lúp
- 2 kim mổ muỗi
- Lam kính, lá kính
- Bông gòn thấm nước
- Khay men.
- NaCl 0,85%
- Cồn ethylic 70o
- Ether (Chloroform).
4.1. Chuẩn bị muỗi
1 Cần định loại muỗi ngay trong ngày, nếu bắt muỗi vào buổi sáng thì định loại và mổ vào buổi chiều. Nếu bắt muỗi vào ban đêm thì định loại và mổ vào sáng hôm sau.
2 Ông nghiệm đựng muỗi phải để chỗ tương đối ẩm và tối.
3 Đối với muỗi bụng còn máu phải chờ cho tiêu hết máu rồi mới mổ.
4 Gây mê muỗi bằng ether hoặc chloroform, có thể dùng khói thuốc lá.
4.2. Định loại sơ bộ
Sau khi muỗi bị mê, đặt muỗi lên lam kính, cắm kim vào ngực muỗi, định giống bằng mắt thường hay kính lúp: Anopheles, Culex, Aedes, Mansonia.
4.3. Định hệ Sella
Khi muỗi hút máu no, tìm nơi đậu để nghỉ và tiêu hóa máu. Máu được tiêu hóa đến đâu thì trứng phát triển đến đó. Đánh giá quá trình tiêu hóa máu bằng cách định hệ Sella.
4.3. Kỹ thuật mổ muỗi
1 Trên một tấm lam kính sạch, nhỏ 3 giọt NaCl 0,85%, giọt ở giữa lớn, hai giọt hai bên nhỏ hơn và mỗi giọt cách nhau 1,5cm.
2 Muỗi đã gây mê, cắt hết cánh và chân, đặt muỗi nằm nghiêng vào giọt nước muối chính giữa, đầu muỗi hướng về phía tay phải, phần đuôi hướng về phía tay trái, lưng hướng về phía trước, bụng muỗi hướng về phía người mổ.
a) Mổ tuyến nước bọt
1 Đặt kim trái vào ngực muỗi, kim phải vào đầu muỗi, kéo từ từ đầu muỗi ra khỏi ngực muỗi, lúc đó tuyến nước bọt sẽ ra theo đầu muỗi, đó là một khối trong, chiết quang.
2 Có thể mổ lấy tuyến nước bọt bằng cách cắt đầu muỗi ra một bên, sau đó dùng kim đè nhẹ lên ngực muỗi giữa đốt cẳng chân thứ nhất và thứ hai, tuyến nước bọt sẽ lòi ra, dùng kim kéo tuyến nước bọt sang giọt nước muối bên phải, gạt đầu muỗi ra ngoài.
b) Mổ tách lấy dạ dày và buồng trứng
1 Xoay ngược tiêu bản lại, dùng kim xé rách một ít kitin ở đốt bụng thứ 7 và thứ 8, đặt kim phải lên bụng muỗi, đặt kim trái lên đốt cuối cùng và kéo từ từ sang trái, khi thấy buồng trứng và dạ dày ra khỏi bụng, lấy kim tách buồng trứng và kéo sang giọt nước muối bên phải.
2 Tách dạ dày ra khỏi ruột, vớt ruột và tất cả các mảnh kitin vụn ra khỏi lam kính, chỉ để lại dạ dày ở giọt nước muối chính giữa.
c) Kết quả
- Xem tuyến nước bọt có mang ký sinh trùng sốt rét hay ấu trùng giun chỉ hay không bằng cách khảo sát trực tiếp dưới kính hiển vi, nếu trong tuyến nước bọt có thoa trùng, thấy có những hình giống như móng tay cắt ra xếp lại với nhau thành đám và có chuyển động hình gợn sóng, muốn xác định chắc chắn, đem phết lên phiến kính nhuộm Giemsa, rồi đem khảo sát dưới kính hiển vi.
- Tách dạ dày muỗi để tìm nang trứng ở thành dạ dày.
- Tách trứng từ buồng trứng để tính tuổi sinh lý của muỗi. Quan sát cuối dây dẫn trứng dưới kính hiển vi: đó là những tế bào chiết quang, có từng đốt dính vào nhau. Mỗi lần muỗi đẻ để lại một nốt sẹo to trên dây dẫn trứng (Nốt Polovodova).
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Anh (chị) cho biết mục đích của việc mổ muỗi?
2. Có nên mổ muỗi lúc bụng muỗi căng máu? Tại sao?
3. Có thể thấy gì ở tuyến nước bọt, dạ dày muỗi?
4. Anh (chị) dựa vào yếu tố nào để tính tuổi sinh lý của muỗi?
Kỹ thuật mổ muỗi
Stt | Thao tác | Yêu cầu phải đạt |
1 |
Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất để mổ muỗi. |
Dụng cụ và hóa chất đầy đủ để mổ muỗi. |
2 |
Gây mê muỗi. |
Muỗi mê sâu. |
3 |
Định giống muỗi. |
Nhận dạng được muỗi thuộc giống Anopheles, Aedes, Culex hoặc Mansonia. |
4 |
Định hê Sella. |
Xác định đúng giai đoạn Sella. |
5 |
Mổ tách tuyến nước bọt. |
Tìm được tuyến nước bọt. Tìm được KST (nếu có). |
6 |
Mổ tách buồng trứng. |
Tìm được hai buồng trứng. |
7 |
Tìm nút Polovodova. |
Xác định đúng tuổi sinh lý. |
8 |
Mổ tìm cơ ngực. |
Tìm được cơ ngực. Tìm được KST (giun chỉ nếu có). |
9 |
Mổ tách dạ dày. |
Tìm được dạ dày. Tìm được KST (trứng nang nếu có). |
10 |
Ghi phiếu. |
Ghi đúng quy định. |