TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ


MỤC TIÊU
1. Thực hiện được các bước trong tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ (nuôi con bằng sữa mẹ) một cách hiệu quả.
2. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ.

NỘI DUNG
1. Lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ

  1. Nguồn dinh dưỡng hoàn hảo
  2. Dễ tiêu hóa và dễ hấp thu
  3. Bảo vệ trẻ chống lại sự nhiễm khuẩn
  4. Sữa non (là sữa được sản sinh trong ngày đầu sau đẻ, phù hợp nhất với trẻ mới sinh cả về số lượng và chất lượng)
  5. Giàu đạm
  6. Giàu kháng thể
  7. Nhiều tế bào bạch cầu
  8. Giàu vitamin A
  1. Giúp trẻ mau lớn và phát triển đầy đủ về thể lực và trí tuệ sau này
  2. Tiện lợi, hợp vệ sinh, tiết kiệm thời gian và chi phí
  3. Giúp trẻ tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật
  4. Tăng tình cảm mẹ con
  5. Giúp mẹ chậm có thai lại
  6. Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ; tránh các bệnh lý về vú

2. Sữa mẹ và những thay đổi trong thành phần của sữa mẹ
Sữa non: là sữa mẹ được sản xuất ra từ thời kỳ có thai và được bài tiết trong vòng 2 - 3 ngày đầu sau đẻ. Sữa non thường đặc sánh, màu vàng nhạt hoặc trong.
Xuống sữa: là sữa được tiết ra sau khi sinh vài ngày. Số lượng sữa tiết ra nhiều, người mẹ cảm thấy vú căng và nặng.
Sữa đầu: là sữa được tiết ra khi bắt đầu cho trẻ bú.
Sữa cuối: là sữa được tiết ra ở giai đoạn cuối bữa bú. Sữa cuối trong hơn sữa đầu vì chứa nhiều chất mỡ hơn. Chất mỡ này cung cấp rất nhiều năng lượng cho trẻ. Vì thế, các bà mẹ nên để trẻ bú hết sữa trước khi chuyển sang vú khác hoặc ngừng cho bú. Sữa đầu có màu hơi “xanh hơn” sữa cuối, cung cấp rất nhiều protein, đường lactose và các chất dinh dưỡng khác. Vì trẻ bú được rất nhiều sữa đầu, trẻ nhận đủ lượng nước và không cần uống nước gì thêm đến khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi, ngay cả vào mùa hè. Nếu không có cảm giác khát, trẻ có thể bú ít hơn.
3. Một số khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ
- Cho bú sớm, trong vòng một giờ đầu sau đẻ;
- Cho bú hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu sau đẻ;
- Cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ khi 4 - 6 tháng tuổi (thời gian chính xác có thể khác nhau tùy từng trẻ);
- Từ 6 tháng trở lên, ngoài bú mẹ, tất cả các trẻ đều phải được ăn thức ăn bổ sung;
- Tiếp tục cho trẻ bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn.
4. Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Kiến thức và kỹ năng tư vấn của cán bộ y tế (CBYT) góp phần quan trọng trong việc tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ. Để tư vấn hiệu quả, CBYT cần áp dụng các kỹ năng tư vấn chung (như giao tiếp bằng lời và không lời) vào quá trình tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ. Việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ có thể thực hiện tại phòng chăm sóc trước sinh, phòng sinh, phòng chăm sóc hậu sản, phòng tư vấn hay tại gia đình.
Các bước tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ:
Bắt đầu: chào hỏi người mẹ (và người nhà nếu có) một cách niềm nở để gây thiện cảm và tự giới thiệu về mình. Hỏi tên của bà mẹ và em bé và hỏi về tình trạng hiện tại của người mẹ. Đưa ra những hỗ trợ, giúp đỡ nếu thấy cần thiết.
Đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ.
Việc đánh giá tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ trước khi tư vấn giúp bạn quyết định xem người mẹ đó có cần giúp đỡ không và nếu cần thì cần giúp gì. Bạn có thể biết việc nuôi con bằng sữa mẹ đang diễn ra tốt hay không tốt bằng cách quan sát và đặt những câu hỏi.
Quan sát: việc quan sát người mẹ và trẻ có thể giúp nhân viên y tế (NVYT) sơ bộ đánh giá được tình trạng nuôi con bằng sữa mẹ. Quan sát người mẹ bao gồm tư thế người mẹ cho con bú, cách bế con, cách đưa con tiếp cận với vú, cách giữ con trong khi đang bú, tình trạng vú. Quan sát trẻ bao gồm cách trẻ đáp ứng, cách ngậm núm vú và mút vú, trẻ có thỏa mãn không.
Hỏi:
- Những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ trong quá khứ (nếu là con thứ);
- Hỏi thời gian bắt đầu cho bú ở lần sinh này, tình trạng xuống sữa, tình trạng bú của trẻ;
- Những kiến thức của người mẹ và gia đình liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ;
- Những vấn đề gặp phải của người mẹ khi cho con bú và trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ: tâm lý, thực thể, sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình.
Giải thích: cho người mẹ và gia đình về:
- Lợi ích của sữa mẹ, nhất là sữa non;
- Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ: với trẻ, với người mẹ và với gia đình;
- Thời gian cho bú, nhấn mạnh đến các khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ;
- Động viên khuyến khích bà mẹ phát huy những hành vi đúng, kiên trì giải thích và chỉnh sửa lại những hiểu biết hoặc hành vi chưa đúng về nuôi con bằng sữa mẹ, chú ý dùng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu, không phê phán hoặc chê bai.
Hướng dẫn:
Hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú đúng cách:
- Tư thế: bà mẹ có thể nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái, đảm bảo ổn định và vững chãi trong suốt quá trình cho con bú, có thể tựa lưng vào một điểm cố định khi ngồi, không nên chống người lên khuỷu tay vì sẽ gây khó cho trẻ khi bắt vú và dễ gây mỏi cho bà mẹ.
- Cách bế trẻ: chú ý 4 điểm chính sau đây:
+ Đầu và thân trẻ trên một đường thẳng;

+ Mẹ đỡ toàn bộ thân trẻ, chứ không phải chỉ đầu và vai;
+ Mặt trẻ đối diện với vú mẹ, miệng trẻ đối diện với núm vú;
+ Thân trẻ áp sát vào cơ thể mẹ.
- Bộc lộ bầu vú mẹ;
- Dùng các ngón của bàn tay đối diện đặt lên ngực ngay dưới vú để đỡ bầu vú;
- Dùng ngón cái ấn nhẹ phần trên bầu vú để điều chỉnh vị trí của vú sao cho trẻ dễ bắt núm vú. Không để các ngón tay quá gần núm vú;
- Hướng dẫn bà mẹ đưa môi con chạm vào núm vú để trẻ mở rộng miệng ngậm bắt núm vú;
- Trẻ ngậm bắt vú đúng: miệng mở rộng ngậm bắt vú, môi dưới uốn cong và hướng ra ngoài, lưỡi chụm quanh bầu vú, quầng vú còn lại ở phía trên nhiều hơn phía dưới;
- Trẻ bú hiệu quả: mút chậm, sâu, thỉnh thoảng ngừng lại rồi bú tiếp, có thể nhìn hoặc nghe được tiếng trẻ nuốt;
- Khi bú trẻ có thể thiu thiu ngủ, cần đánh thức trẻ bằng cách nói chuyện, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân để kích thích cho trẻ tiếp tục bú;
- Khi bú no, trẻ sẽ tự nhả vú mẹ, không cằn nhằn quấy khóc;
Cho trẻ bú hết một bên vú rồi mới đến vú bên kia;
- Khi trẻ bú xong, nếu bầu vú chưa hết sữa thì mẹ nên vắt hết sữa ra để tuyến sữa rỗng sẽ tạo sữa nhiều hơn;
- Lau sạch vú mẹ bằng khăn bông sạch, mềm, ẩm sau khi cho bú xong;
- Trẻ bú xong không nên đặt nằm ngay mà nên vác trẻ lên vai và xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ ợ hơi.
Lưu ý: Luôn luôn quan sát người mẹ trước khi muốn giúp đỡ họ; Chỉ hỗ trợ người mẹ khi họ thực sự cần; Hãy để bà mẹ tự làm càng nhiều càng tốt; Đảm bảo rằng bà mẹ hiểu bạn đã làm gì để họ tự làm sau này; Thời gian cho trẻ bú:
Cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ có nhu cầu. Thông thường trong hai tuần đầu nếu bạn cho trẻ sơ sinh bú 10 lần trong một ngày và đêm thì khi trẻ được hơn 6 tuần tuổi bạn nên giảm xuống còn 8 lần. Cách giữ gìn nguồn sữa mẹ:
- Uống nhiều nước;
- Ăn đủ chất và tăng nhiều bữa, ăn một số loại thức ăn có thể làm tăng số lượng và chất lượng sữa;
- Nghỉ ngơi đủ, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày;
- Cho trẻ bú đúng cách;
- Khi dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú phải có đơn của thầy thuốc;
- Tâm lý người mẹ thoải mái, cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc cũng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn nguồn sữa mẹ.
5. Một số khó khăn hay gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, một số tình trạng sau đây có thể xảy ra và gây cản trở quá trình nuôi con bằng sữa mẹ:
- Núm vú quá ngắn, quá dài hay quá to;
- Tắc tia sữa;
- Viêm vú;
- Loét quầng vú và nứt núm vú;
- Tắc tia sữa.

5.1. Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa

Cương sữa

Tắc tia sữa

  1. Nóng vùng bầu vú
  2. Cảm giác nặng
  3. Cảm giác căng cứng
  4. Sữa vẫn chảy
  5. Không sốt
  1. Đau vùng bầu vú
  2. Phù nề
  3. Vú căng cứng, nhất là núm vú
  4. Vùng da bầu vú căng bóng, có thể đỏ
  5. Sữa không chảy ra
  6. Có thể sốt trong 24 giờ

5.2. Nguyên nhân và cách phòng tắc tia sữa
Nguyên nhân
- Quá nhiều sữa;
- Bắt đầu cho bú muộn;
- Ngậm bắt vú kém;
- Không thường xuyên vắt hết sữa sau khi bú;
- Quá nghiêm ngặt về khoảng thời gian bú.
Cách phòng
- Bắt đầu cho bú sớm, trong vòng một giờ đầu sau sinh;
- Đảm bảo ngậm bắt vú tốt;
- Khuyến khích việc không quá nghiêm ngặt khi cho con bú.
Hướng dẫn bà mẹ xử trí tắc tia sữa: không để cho vú “nghỉ”.
Nếu trẻ còn mút được: cho bú thường xuyên, lưu ý bế trẻ đúng tư thế;
Nếu trẻ không mút được: vắt sữa bằng tay hoặc bằng bơm hút;
Trước khi cho bú: đắp ấm hoặc tắm nước ấm;
Mát xa vùng cổ và lưng;
Mát xa nhẹ nhàng vùng vú;
Kích thích nhẹ nhàng núm vú;
Giúp bà mẹ thư giãn;
Giảm phù nề sau bú: đắp lạnh vùng vú.
Nuôi trẻ trước khi mẹ xuống sữa:
Nuôi trẻ trước khi mẹ xuống sữa là nuôi bằng thức ăn hay đồ uống nhân tạo trước lần bú đầu tiên. Điều này rất nguy hiểm vì:
- Trẻ không được dùng sữa non là nguồn thức ăn tốt nhất và phù hợp nhất với trẻ sơ sinh, và có nguy cơ:
+ Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn huyết hay viêm não màng não;
+ Trẻ có thể phản ứng lại với protein trong thức ăn nhân tạo và gây bệnh dị ứng sau này.
- Nuôi nhân tạo làm giảm khả năng mút vú của trẻ
+ Trẻ mất cảm giác đói và không muốn bú nhiều;
+ Nếu được bú bình, trẻ giảm khả năng bắt vú (khó khăn trong bắt vú và mút vú);
+ Trẻ mút vú kém.
- Sữa mẹ chậm xuống và gây khó khăn cho việc bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ;
- Bà mẹ cho trẻ ăn sữa nhân tạo sớm có thể gặp một số khó khăn như tắc tia sữa. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều khả năng dừng sớm hơn những bà mẹ không cho bú hoàn toàn từ đầu.

BẢNG KIỂM TƯ VẤN NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ

TT

Các bước thực hiện

Ý nghĩa

Yêu cầu phải đạt

 

GẶP GỠ

 

 

1

Chào bà mẹ và người nhà (nếu có).

Gây thiện cảm.

Tôn trọng, đúng với tuổi, giới và văn hóa.

2

Tự giới thiệu về mình.

Tạo sự tin tưởng cho bà mẹ và gia đình.

Đầy đủ: tên, chức vụ và nhiệm vụ của mình.

 

GỢI HỎI

 

 

3

Hỏi tên, tuổi bà mẹ, tên của trẻ.

Tạo thiện cảm.

Rõ ràng, đầy đủ.

4

Hỏi các thông tin liên quan đến sức khỏe, tình trạng của người mẹ, cuộc đẻ.

Thể hiện sự quan tâm và chuẩn bị tư vấn tốt.

 

5

Hỏi về những kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ trong quá khứ, những kiến thức liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ, về sự tiết sữa hiện nay.

Sơ bộ đánh giá về những hiểu biết của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ.

Hỏi được thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ những lần sinh trước;
Hỏi được xem đã xuống sữa chưa.

 

GIỚI THIỆU

 

 

6

Lợi ích của sữa mẹ.

Cung cấp kiến thức về lợi ích của sữa mẹ.

Nêu được các lợi ích của sữa mẹ (3) và lợi ích của sữa non (6).

7

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ.

Cung cấp những kiến thức về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ với con và với mẹ.

Nêu được các lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ với con, mẹ và gia đình.

8

Thời gian cho con bú:
- Bú sớm trong vòng 1 giờ đầu

Giúp bà mẹ biết về thời gian cho

Giới thiệu được đầy đủ các nội

 

sau đẻ;

  1. Bú theo nhu cầu của trẻ;
  2. Bú hết vú này rồi mới sang vú khác;
  3. Bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu;
  4. Có thể ăn bổ sung từ tháng 4 - 6; từ tháng 6 trở đi, phải cho ăn bổ sung.

con bú phù hợp.

dung.

 

GIÚP ĐỠ

 

 

9

Giúp bà mẹ bế trẻ đúng tư thế:

  1. Đầu và cơ thể trên một đường thẳng;
  2. Mặt đối diện với vú, mũi đối diện với núm vú;
  3. Trẻ sát vào người mẹ;
  4. Đỡ mông và chân trẻ.

Hướng dẫn cách bế trẻ đúng khi cho bú.

Chỉ giúp khi bà mẹ cần, hãy để bà mẹ tự làm càng nhiều càng tốt;
Đảm bảo bà mẹ cảm thấy thoải mái và thư giãn.

10

  1. Giúp bà mẹ bộc lộ vú cho con bú;
  2. Đặt các ngón tay vào thành ngực bên đối diện ngay dưới vú;
  3. Ngón trỏ nâng đỡ vú;
  4. Ngón cái bên trên vú;
  5. Các ngón tay không quá gần núm vú.

Hướng dẫn cách bộc lộ vú làm trẻ dễ bắt vú nhất.

Bà mẹ làm được

11

  1. Giúp bà mẹ cách cho trẻ bắt vú;
  2. Đưa núm vú chạm vào môi trẻ;
  3. Đợi đến khi miệng trẻ mở rộng;
  4. Đưa trẻ sát vào vú sao cho núm vú nằm trọn trong miệng trẻ và môi dưới trẻ ngay dưới núm vú;
  5. Quan sát thấy dấu hiệu bắt vú tốt.

Giúp trẻ bắt vú và mút vú tốt.

Trẻ bắt vú và mút vú được.

12

Luôn vui vẻ, động viên an ủi để bà mẹ tự tin hơn về nuôi con bằng sữa mẹ.

Tạo tâm lý thoải mái và tự tin hơn về nuôi con bằng sữa mẹ.

Bà mẹ hứng thú, tin tưởng vào khả năng nuôi con bằng sữa mẹ của mình.

 

GIẢI THÍCH

 

 

13

Giải thích và chỉnh sửa những kiến thức chưa đúng của bà mẹ và người nhà về nuôi con bằng sữa mẹ.

Giúp bà mẹ và người nhà hiểu đúng hơn về nuôi con bằng sữa mẹ.

Thái độ nhẹ nhàng, kiên trì góp ý, giải thích, không tỏ thái độ bực bội, chê bai.

14

Giải thích rõ các dấu hiệu bất thường cần phải thông báo ngay cho cán bộ y tế (sốt, sưng, đau ở núm vú hay bầu vú).

Bà mẹ tự nhận biết được dấu hiệu bất thường.

Thông tin rõ ràng, đầy đủ, chính xác.

15

Giải thích và hướng dẫn cụ thể cho bà mẹ cách duy trì nguồn sữa mẹ và giữ vệ sinh vú hàng ngày.

Giữ vệ sinh vú.

Bà mẹ biết cách duy trì nguồn sữa mẹ và tự vệ sinh vú hàng ngày.

16

Giải thích và giúp bà mẹ tự lựa chọn một BPTT thích hợp.

Tránh thai để không ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ

Bà mẹ tự lựa chọn được một BPTT phù hợp nhất.

17

Trả lời và giải thích về các thắc mắc của bà mẹ và gia đình (nếu có).

Đảm bảo kết quả của buổi tư vấn.

Gợi hỏi cho bà mẹ, trả lời câu hỏi của họ.

 

GẶP LẠI

 

 

18

Khuyến khích gặp lại bất cứ khi nào có khó khăn gì liên quan đến sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ.

Tạo niềm tin cho bà mẹ.

Bà mẹ và gia đình hài lòng.

19

Cung cấp tài liệu truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ và chào tạm biệt.

Thêm thông tin cho bà mẹ và gia đình.

Hoàn thành.