CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH

MỤC TIÊU
1. Chuẩn bị được các phương tiện chăm sóc trẻ sơ sinh sau đẻ.
2. Thực hiện được các thao tác chăm sóc trẻ sơ sinh.
3. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
NỘI DUNG
1. Đại cương
Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ rất quan trọng giúp cho trẻ thích nghi với điều kiện sống sau khi tuần hoàn rau thai bị chấm dứt.
Trẻ sơ sinh khoẻ mạnh khi đẻ ra phải có những tiêu chuẩn sau:
- Tuổi thai từ 37 đến hết 41 tuần;
- Cân nặng khi đẻ trên 2500 gram;
- Khóc to, da hồng, thở đều, nhịp thở 40 - 60 lần/phút;
- Apgar từ 8 điểm trở lên ở phút thứ nhất, 9 - 10 điểm ở phút thứ 5;
- Bú khoẻ, không nôn, đại tiện phân su;
- Không có dị tật bẩm sinh.
2. Chuẩn bị dụng cụ làm rốn
- Bàn làm rốn sơ sinh: đệm, săng, máy hút đờm dãi. Bàn làm rốn có đủ ánh sáng và đủ ấm;
- Phòng ấm, có lò sưởi vào mùa rét;
- Dụng cụ làm rốn.
    + Hộp cắt rốn bao gồm: Một kéo thẳng để cắt rốn;

    + Một "gói rốn": 3 miếng gạc, 3 miếng bông con để sát khuẩn, 1 sợi chỉ lin to dài 20cm để buộc rốn hoặc kẹp rốn nhựa (nếu có).
    + Hai miếng gạc để lau đờm dãi trẻ sơ sinh.
- Cồn iode 5% sát khuẩn dây rốn trước khi cắt;
- Cân, thước đo trẻ sơ sinh;
- Thuốc nhỏ mắt, vitamin K.
3. Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ
- Làm thông đường hô hấp của trẻ
    + Đặt trẻ sơ sinh lên khăn vô khuẩn, dưới có lót đệm;
    + Hút đờm dãi ở miệng, hầu họng, mũi trẻ sơ sinh.
- Lau khô, mặc áo, đội mũ, giữ ấm cho trẻ;
- Làm rốn.
    + Rửa sạch hai tay, đeo găng vô khuẩn và làm rốn;
    + Mở gói rốn, dùng miếng bông thấm cồn iode 1% sát khuẩn từ chân rốn đến kẹp rốn. Sát khuẩn cầm kẹp Kocher nâng cao dây rốn tránh để rớt cồn iode xuống da bụng trẻ sơ sinh vì dễ gây tổn thương da bụng trẻ. Nên dùng miếng gạc sạch che xung quanh chân rốn đề phòng cồn iode rớt xuống;
    + Buộc rốn: dùng sợi chỉ trong gói rốn ngâm vào cồn iode để buộc rốn. Vị trí buộc cách chân rốn khoảng 2 - 3cm. Nút buộc phải chặt nếu không sẽ dễ bị chảy máu, nên buộc hình chữ N hoặc dùng kẹp rốn kẹp cách chân rốn khoảng 2 - 3cm, bấm chặt kẹp;
    + Cắt bỏ dây rốn còn lại ở trên nút buộc 0,5cm. Sau khi cắt dùng 1 miếng gạc nhỏ kiểm tra xem có chảy máu không.
    + Sát khuẩn cồn iode 5% vào mỏm cắt và dây;
    + Dùng gạc băng kín mỏm rốn đã sát khuẩn, phủ miếng gạc khác lên ngoài rốn và băng lại. Chú ý: không lỏng (dễ tụt), không chặt quá gây khó thở cho sơ sinh và cản trở tuần hoàn vùng bụng.
    Tất cả các công việc trên đều phải tiến hành trong điều kiện vô khuẩn tránh nhiễm trùng rốn, uốn ván rốn sơ sinh hoặc chảy máu rốn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ sơ sinh.
- Đánh giá tình trạng của trẻ;
- Cân, đo trẻ sơ sinh;
- Rửa mắt bằng nước muối sinh lý, nhỏ thuốc mắt;
- Tiêm vitamin K;
- Quan sát phát hiện các dị tật bẩm sinh thông thường;
- Cho trẻ nằm cùng mẹ và hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú càng sớm càng tốt.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Hình 20. Chăm sóc trẻ sơ sinh

BẢNG KIỂM DẠY/HỌC CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH NGAY SAU ĐẺ

TT

Nội dung/các bước

Ý nghĩa

Tiêu chuẩn phải đạt

 

Trẻ sơ sinh sau khi sổ ra ngoài, cắt rốn và được chuyển đến bàn chăm sóc.

1

Khu vực chăm sóc sơ sinh đảm bảo sạch, ấm, đủ sáng, riêng biệt.

An toàn cho trẻ.

Có bàn chăm sóc riêng, nhiệt độ 29 - 300C.

2

Chuẩn bị thuốc và dụng cụ: khăn lau trẻ, kẹp rốn, băng rốn cồn iode 3%, tã lót, bơm kim tiêm 1ml, vitamin K1.

Tiến hành kỹ thuật thuận lợi.

Đầy đủ.

3

Rửa tay và đi găng.

Đảm bảo vô khuẩn.

Đúng quy trình (bảng kiểm riêng).

4

Lau khô và kích thích trẻ

  1. Lau từ đầu đến chân;
  2. Bỏ săng đầu tiên, thay săng thứ 2;
  3. Lau trẻ, kích thích dọc theo cột sống, bàn chân.

Làm sạch trẻ, tránh mất nhiệt, kích thích trẻ thở.

Nhẹ nhàng, lau hết dịch trên da trẻ, không cần lấy hết chất gây.

5

Đánh giá thở và màu sắc da của trẻ trong khi lau khô cho trẻ. Đánh giá chỉ số APGAR.

Xác định xem trẻ có cần hồi sức hay không.

Nhận định đúng.

6

Giữ ấm cho trẻ:

  1. Đội mũ;
  2. Che phủ phần ngực và chân trong khi làm rốn.

Tránh mất nhiệt.

Trẻ được kín trừ phần mặt và bụng.

7

Thay găng vô khuẩn.

Đảm bảo vô khuẩn.

Đúng quy trình (bảng kiểm riêng).

8

Kẹp và cắt rốn (làm rốn);

  1. Lót gạc dưới chân rốn;
  2. Sát khuẩn rốn;
  3. Kẹp rốn cách chân rốn 2cm, cắt dây rốn;
  4. Sát khuẩn mặt cắt của dây rốn;
  5. Băng rốn.

Ngắt mạch dây rốn.

Nhẹ nhàng, vô khuẩn và không chảy máu.

9

Mặc áo quấn tã.

Giữ ấm cho trẻ.

Không quấn quá chặt, kín, đủ ấm.

10

Chăm sóc mắt: nhỏ mắt bằng dung dịch Argyron 1%.

Phòng nhiễm khuẩn mắt sơ sinh.

Đúng thuốc, mỗi mắt 1 giọt.

11

Tiêm vitamin Ki;
Tiêm 1/3 ngoài mặt trước đùi.

Phòng chảy máu.

Đúng thuốc, đủ liều và tiêm đúng vị trí.

12

Cân, đo trẻ sơ sinh.

Nhận định tình trạng trẻ.

Xác định đúng các chỉ số.

13

Tháo găng, rửa tay, xử lý các dụng cụ sau thủ thuật.

Kết thúc thủ thuật.

Đúng quy trình (bảng kiểm riêng).

14

Giúp mẹ cho trẻ bú trong vòng 30 phút đầu sau khi đẻ.

Giúp TC co hồi tốt, giữ ấm và dinh dưỡng cho trẻ, kích thích xuống sữa sớm.

Trẻ bú đúng cách, trong 30 phút đầu sau đẻ.