SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (REST) VỚI 201Tl

I. NGUYÊN LÝ

Xạ hình tưới máu cơ tim dựa trên nguyên tắc 201Tl sau khi tiêm tĩnh mạch sẽ được tập trung, phân bố vào cơ tim tương ứng với lưu lượng của từng nhánh động mạch vành. Những vùng cơ tim được tưới máu bình thường thể hiện trên xạ hình tưới máu cơ tim là những vùng có tập trung hoạt độ phóng xạ đồng đều. Trái lại, những vùng cơ tim được tưới máu kém hoặc không được tưới máu sẽ giảm hoặc mất hoạt độ phóng xạ do thuốc phóng xạ không đến được hoặc đến ít. Có thể ghi hình ở pha tái phân bố (redistribution) sau 3 - 4 giờ hoặc 24 giờ để đánh giá khả năng sống còn của cơ tim. Để đánh giá chính xác tình trạng tưới máu cơ tim, người ta thường so sánh với kết quả ở pha gắng sức thể lực hoặc bằng thuốc.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Phát hiện và đánh giá bệnh động mạch vành.

2. Đánh giá người bệnh phẫu thuật cầu nối chủ - vành hoặc can thiệp nong-đặt stent động mạch vành.

3. Đánh giá sống còn của cơ tim (tình trạng cơ tim ngủ đông hoặc xơ hóa).

4. Đánh giá người bệnh nhồi máu cơ tim, đau ngực, khó thở, tiền sử bản thân và gia đình có bệnh tim.

5. Đánh giá các người bệnh có men tim như CK, LDH, Troponin... cao.

6. Đánh giá tim ở người bệnh có kết quả bất thường trên các phương pháp chẩn đoán khác.

III. HẠN CHẾ VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh có tiền sử, dị ứng với thành phần thuốc phóng xạ.

- Người bệnh nên ngừng các thuốc các thuốc nitroglycerin, ức chế beta, ức chế dòng canxi ...đối với gắng sức thể lực (nếu có thể, theo chỉ định của bác sỹ tim mạch) và các chất kích thích, caffein, theophylin trước gắng sức 24 - 48 giờ.

- Người bệnh loạn nhịp nặng không chụp theo phương pháp gắn cổng điện tim.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân

- Bác sỹ tim mạch

- Điều dưỡng Y học hạt nhân

- Cán bộ hóa dược phóng xạ

- Cán bộ an toàn bức xạ

- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

2. Phương tiện, thuốc phóng xạ

- Máy ghi đo: máy Gamma Camera trường nhìn lớn (tốt nhất chụp cắt lớp SPECT hoặc SPECT/CT và gắn cổng điện tim). Sử dụng bao định hướng độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR) tại mức 167 keV, cửa sổ năng lượng 20%.

- Thuốc phóng xạ:

201Tl -thallium chloride, đo sắc ký (chromatography) > 95%

Liều dùng: 2 - 3 mCi (74-111 MBq), tiêm tĩnh mạch.

3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao

- Bơm tiêm 1ml, 5ml, 10ml. Kim lấy thuốc.

- Bông, cồn, băng dính, thuốc sát trùng.

- Găng tay, khẩu trang, mũ y tế.

- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.

4. Chuẩn bị người bệnh

- Giải thích cho người bệnh về quy trình xét nghiệm.

- Đặt các điện cực điện tim, đặt đường tiêm, truyền tĩnh mạch.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa (có thể nằm sấp), để tay trái lên trên đầu.

- Thời điểm ghi: 5 - 20 phút sau tiêm thuốc phóng xạ. Có thể ghi hình pha tái phân bố (redistribution) sau 3 - 4 h (có thể tiêm bổ sung liều 1 mCi trước ghi hình pha tái phân bố) hoặc sau 24h để đánh giá khả năng sống còn cơ tim.

- Thu nhận theo quy trình chụp SPECT tim của gamma camera SPECT.

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Hình ảnh bình thường

Phân bố mật độ phóng xạ đồng đều các vùng cơ tim tương ứng với chi phối của các nhánh chính động mạch vành: động mạch liên thất trước, động mạch mũ, động mạch vành phải. Vận động và độ dày thành tim đồng đều, chức năng thất trái bình thường.

2. Hình ảnh bệnh lý

- Đánh giá hình ảnh khuyết xạ (defect) theo mức độ (nhẹ, vừa, nặng, theo độ rộng (hẹp, vừa, rộng) và theo vị trí (thành trước, mỏm, vách liên thất, thành bên và thành sau.

- Kích thước buồng thất phải và thất trái giãn, rối loạn vận đồng thành, chức năng thất trái giảm ..

- Đánh giá khả năng sống còn cơ tim dựa vào uptake tại pha tái phân bố nhưng khuyết xạ tại pha nghỉ.

VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim khi ghi hình

- Đề phòng và xử trí các triệu chứng mạch vành tim nếu có.

SPECT CHỨC NĂNG TIM PHA SỚM

I. NGUYÊN LÝ

Ghi hình động quá trình thuốc phóng xạ di chuyển từ tĩnh mạch ngoại vi đến các mạch máu lớn và các buồng tim sau khi tiêm bolus thuốc phóng xạ với hoạt độ phóng xạ cao đường tĩnh mạch. Qua đó, đánh giá tốc độ tuần hoàn từ tĩnh mạch ngoại vi đến các mạch máu lớn, đánh giá các buồng tim, các luồng thông (shunt) trong tim, chức năng tim và vận động thành cơ tim.

II. CHỈ ĐỊNH

1. Đánh giá phân số tống máu thất phải và thất trái.

2. Đánh giá chức năng tim trong các bệnh tim bẩm sinh.

3. Đánh giá rối loạn chức năng thất phải như trong nhồi máu cơ tim thất phải, thông liên thất và liên nhĩ, bệnh cơ tim, bệnh phổi mạn tính, tăng áp động mạch phổi nguyên phát, hẹp động mạch phổi ...

4. Phát hiện hở van hai lá và động mạch chủ, đánh giá các shunt bát thường.

5. Đánh giá trước và sau phẫu thuật.

6. Phát hiện rối loạn vận động thành cơ tim.

7. Đánh giá thời gian tuần hoàn giữa các buồng tim (chamber-to-chamber transit times) và thời gian qua phổi (pulmonary transit times).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh không hợp tác khi làm nghiệm pháp

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân.

- Bác sỹ tim mạch.

- Điều dưỡng Y học hạt nhân.

- Cán bộ hóa dược phóng xạ.

- Cán bộ an toàn bức xạ.

- Kỹ thuật viên Y học hạt nhân.

2. Phương tiện, thuốc phóng xạ

- Máy ghi đo: máy Gamma Camera trường nhìn rộng (large field of view gamma camera), bao định hướng năng lượng thấp, đa mục đích, độ phân giải cao.

- Thuốc phóng xạ: đảm bảo chất lượng, 99mTc-pertechnatat, 99mTc-sulfurcolloid hoặc 99mTc-DTPA, 99mTc-MIBI, 99mTc- tetrofosmin đảm bảo chromatography > 90%.

Liều dùng cho người lớn: 8 - 20 mCi (296-740 MBq).

Tiêm bolus tĩnh mạch.

3. Dụng cụ, vật tư tiêu hao

- Bơm tiêm 1ml, 5ml, 10ml. Kim lấy thuốc.

- Bông, cồn, băng dính, thuốc sát trùng.

- Găng tay, khẩu trang, mũ y tế.

- Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.

4. Chuẩn bị người bệnh

- Giải thích cho người bệnh về quy trình xét nghiệm.

- Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đặt các điện cực điện tim

- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, để tay trái lên trên. Tiêm tại vị trí tĩnh mạch nền trước khuỷu tay hoặc tĩnh mạch cổ (nếu có thể)

- Set-up máy tính: theo chương trình đặt trước 16 hình/chu kỳ, 20 - 35 hình/giây, ma trận 64 x 64 hoặc 32 x 32.

- Thời điểm ghi đo: Ghi đo cùng thời gian tiêm thuốc phóng xạ

- Ghi hình khoảng 20 - 120 giây hoặc 800 - 1200 hình theo chế độ gamma camera.

- Thu nhận theo quy trình chụp SPECT tim của gamma camera SPECT.

V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Hình ảnh bình thường

Phân số tống máu thất trái 50 - 80%, phân số tống máu thất phải 40 - 60%. thuốc phóng xạ đi từ nhĩ phải và thất phải đến 2 phổi, nhĩ trái và thất trái, không có bất thường do tắc nghẽn hoặc thay đổi hướng. Hoạt động co bóp và chức năng các buồng tim bình thường.

2. Hình ảnh bệnh lý

Các rối loạn vận động, co bóp các thành tim, xuất hiện các shunt bất thường như thông liên nhĩ, thông liên thất..., giảm phân số tống máu.

VII. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim.

- Đề phòng và xử trí các triệu chứng mạch vành tim nếu có.

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Y học hạt nhân”, gồm 110 quy trình kỹ thuật

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
XẠ HÌNH TƯỚI MÁU CƠ TIM GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 99mTc-MIBI
ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU DO UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG BẰNG THUỐC PHÓNG XẠ
ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO THẦN KINH BẰNG 131I - MIBG
ĐIỀU TRỊ U TỦY THƯỢNG THẬN BẰNG 131I - MIBG
ĐIỀU TRỊ U LYMPHO ÁC TÍNHKHÔNG HODGKIN (NHL) BẰNG KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG GẮN PHÓNG XẠ 131I - RITUXIMAB
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN NGUYÊN PHÁT BẰNG 188RE GẮN LIPIODOL
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ GAN BẰNG HẠT VI CẦU PHÓNG XẠ 90Y
XẠ HÌNH TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (REST) VỚI 99mTc-MIBI
XẠ HÌNH TƯỚI MÁU CƠ TIM GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 201Tl
XẠ HÌNH TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (REST)VỚI 201Tl
XẠ HÌNH CHỨC NĂNG TIM PHA SỚM (First-Pass Radionuclide Angiocardiography)
XẠ HÌNH NHỒI MÁU CƠ TIM VỚI 99mTc-Pyrophosphat
XẠ HÌNH NHỒI MÁU CƠ TIM VỚI 111In-Anti Myosin
SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 99mTc-MIBI
SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (REST) VỚI 99mTc-MIBI
SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 201Tl
SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (REST) VỚI 201Tl
SPECT NHỒI MÁU CƠ TIM VỚI 99mTc-Pyrophosphat
SPECT NHỒI MÁU CƠ TIM VỚI 111In-Anti Myosin
XẠ HÌNH MẠCH MÁU
XẠ HÌNH BẠCH MẠCH VỚI 99mTc-Sulfur Colloid
XẠ HÌNH VỚI 99mTc-BẠCH CẦU ĐÁNH DẤU HMPAO (exametazime/ hexamethylpropylene amine oxime)
SPECT GAN VỚI 99mTc SULFURE COLLOID
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN CHỨC NĂNG THỰC QUẢN VÀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY - THỰC quản với 99mTc SULFUR COLLOID HOẶC 99mTc-DTPA
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN CHỨC NĂNG CO BÓP DẠ DÀY VỚI 99mTc SULFUR COLLOID HOẶC 99mTc-DTPA
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA VỚI HỒNG CẦU ĐÁNH DẤU 99mTc HOẶC 99mTc-SULFUR COLLOID
XẠ HÌNH NÃO VỚI 99mTc-Pertechnetat
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN TÚI THỪA MECKEL VỚI 99mTc-PERTECHNETAT
XẠ HÌNH LÁCH VỚI 99mTc SULFUR COLLOID
XẠ HÌNH GAN VỚI 99mTc SULFUR COLLOID
XẠ HÌNH GAN - MẬT VỚI 99mTc-HIDA
XẠ HÌNH U MÁU TRONG GAN VỚI HỒNG CẦU ĐÁNH DẤU 99mTc
SPECT XƯƠNG, KHỚP VỚI 99mTc-MDP (methylene diphosphonat)
XẠ HÌNH XƯƠNG VỚI 99mTc-MDP
XẠ HÌNH XƯƠNG 3 PHA
SPECT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 99mTc-MIBI
SPECT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 67Ga (Gallium-67)
XẠ HÌNH NÃO VỚI 99mTc-DTPA
SPECT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 201Tl (Thalium 201)
SPECT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 111In-PENTETREOTID
SPECT CHẨN ĐOÁN U PHỔI
SPECT CHẨN ĐOÁN U VÚ
SPECT CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN BÀO THẦN KINH VỚI131I-MIBG
SPECT CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN BÀO THẦN KINH VỚI 123I-MIBG
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN HẠCH GÁC BẰNG ĐẦU DÒ GAMMA
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 99mTc-MIBI
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 67Ga (Gallium-67)
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 201Tl (Thallium-201)
XẠ HÌNH NÃO VỚI 99mTc-HMPAO
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 111In-PENTETREOTID
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN BÀO THẦN KINH VỚI 131I-MIBG
XẠ HÌNH CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN BÀO THẦN KINH VỚI 123I-MIBG
ĐO ĐỘ TẬP TRUNG 131I TUYẾN GIÁP
XẠ HÌNH TOÀN THÂN VỚI 131I
XẠ HÌNH TUYẾN GIÁP VỚI 131I HOẶC 123I
XẠ HÌNH TUYẾN GIÁP SAU PHẪU THUẬTVỚI 131I
XẠ HÌNH TUYẾN GIÁP VÀ ĐO ĐỘ TẬP TRUNG TUYẾN GIÁP VỚI 131I
XẠ HÌNH TUYẾN GIÁP VÀ ĐO ĐỘ TẬP TRUNG TUYẾN GIÁP VỚI 99mTc-pertechnetat
XẠ HÌNH TUYẾN GIÁP VỚI 99mTc-Pertechnetat
SPECT NÃO VỚI 99mTc-Pertechnetat
XẠ HÌNH TUYẾN LỆ VỚI 99mTc-Pertechnetat
XẠ HÌNH TUYẾN NƯỚC BỌT VỚI 99mTc-Pertechnetat
XẠ HÌNH TUYẾN CẬN GIÁP VỚI 99mTc-MIBI
XẠ HÌNH TƯỚI MÁU PHỔI VỚI 99mTc - MACROAGGREGATED ALBUMIN (99mTc-MAA)
XẠ HÌNH THÔNG KHÍ PHỔI VỚI 99mTc-DTPA
XẠ HÌNH THẬN VỚI 99mTc-DMSA
XẠ HÌNH CHỨC NĂNG THẬN VỚI 99mTc - DTPA
XẠ HÌNH TUYẾN THƯỢNG THẬN VỚI 131I - MIBG
XẠ HÌNH TUYẾN THƯỢNG THẬN VỚI 123I-MIBG
XẠ HÌNH TINH HOÀN VỚI 99mTc-Pertechnetat
SPECT NÃO VỚI 99mTc-DTPA
SPECT THẬN
SPECT TUYẾN THƯỢNG THẬN VỚI 131I - MIBG
SPECT TUYẾN THƯỢNG THẬN VỚI 123I -MIBG
PET/CT CHẨN ĐOÁN KHỐI U VỚI 18FDG
PET/CT VỚI 18FDG chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ
PET/CT MÔ PHÓNG XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN LIỀU (IMRT)
ĐỊNH LƯỢNG GH (Grown Hormon) BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG INSULIN BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG INSULIN BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG THYROGLOBULINE (Tg) BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
SPECT NÃO VỚI 99mTc-HMPAO
ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG THỂ KHÁNG Tg (Anti Tg) BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG MICRO ALBUMIN NIỆU BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG TRIIODOTHYRONINE (T3) BẰNG KỸ THUẬT
ĐỊNH LƯỢNG FT3 BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG TETRAIODOTHYRONINE (T4) BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG FT4 BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐỊNH LƯỢNG TSH BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ (RIA - hTSH)
ĐỊNH LƯỢNG TRAb BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐINH LƯỢNG AFP (ALPHAFETOPROTEIN) BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
XẠ HÌNH LƯU THÔNG DỊCH NÃO TỦY VỚI 99mTc-DTPA
ĐIỀU TRỊ BASEDOW BẰNG 131I
ĐIỀU TRỊ BƯỚU TUYẾN GIÁP ĐƠN THUẦN BẰNG 131I
ĐIỀU TRỊ BƯỚU NHÂN ĐỘC TUYẾN GIÁP BẰNG 131I
ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG BỤNG DO UNG THƯ BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾNTIỀN LIỆT BẰNG HẠT PHÓNG XẠ 125I
ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH BẰNG KEO PHÓNG XẠ 90Y
ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐA HỒNG CẦU NGUYÊN PHÁT BẰNG 32P
ĐIỀU TRỊ U MÁU NÔNG BẰNG TẤM ÁP 32P