MACROLID LÀ GÌ , CÔNG DỤNG, CÁCH PHỐI HỢP , TƯƠNG TÁC, CHÚ Ý SỬ DỤNG


Kháng sinh có hoạt phổ giới hạn đối với vi khuẩn Gram dương.
Trái với những giả thuyết trước đây, không có mối quan hệ nào giữa cấu trúc
và tác dụng cho phép giải thích những tương tác khác nhau liên quan đến macrolid

 
 

CÁC THUỐC TRONG NHÓM

ERYTHROMYCIN

Apo - Erythro base viên nén 250mg
Apo - Erythro S viên nén 250mg (dạng stearat)
Ery viên bao 500mg (dạng ethylsuccinat)
Gói cốm pha hỗn dịch uống 125 mg; 250mg (dạng ethylsuccinat)
Eryacne 4% Gel bôi da (dạng base)
Erycin viên nén bao phim 500mg
Eryderm dung dịch bôi da
Erylik gel bôi da 4% (+ tretinoin)
Erythrocine viên nén bao phim 500 mg; cốm pha hỗn dịch uống 250 mg/ml
Erythromycin Domesco gói bột pha uống 250mg (dạng ethylsuccinat)
Stiemycin dung dịch dùng ngoài 2%
Clarithromycin
Caricin viên nén bao phim 250 mg; 500 mg
Clar 250 hoặc 500 viên nén 250 mg; 500 mg
Claranta viên nén 250 mg;  500 mg
Clari viên nén 250 mg

Claricin viên nén 500 mg
Clariom viên nén bao phim 250 mg
Clarisol viên nén 250 mg
Claritek viên nén 250 mg
Clarithromycin viên nén 250 mg; 500 mg
Clathrimax viên nén bao phim 250 mg
Cleron viên nén 500 mg, bột pha hỗn dịch uống 125mg/5ml
Crixan viên nén 500 mg
Cyta viên nén 250 mg
Dorobit viên nén 250mg (dùng phối hợp với tipidazol + omeprazol)
Klacid viên nén 250mg
Klacid fort và Klacid MR viên nén bao phim 500mg
Opeclacine viên nén bao phim 250 mg; 500mg
Roxithromycin
Arbid 150 viên nén 150mg
Dorolid viên bao 150mg, gói bột uống 150mg
Roxitacin viên bao 150mg
Roxithromycin viên nén 150mg
Rulid viên nén 150 mg
Spiramycin
Doropycin viên bao phim 1,5 M.IU- Gói bột uống 7500.000 IU
Neumomicid viên bao phim 1,5 và 3 M.IU.
Novomycine viên bao phim 1,5 M.IU gói bột uống 750.000 IU.
Rodogyl viên bao phim 750.000 IU + metronidazol 125 mg; các biệt dược phối hợp spiramycin với metronidazol (xem ở mục “Nitromidazol”)
Rovamycine viên bao phim 1,5 và 3 M.IU.
Josamycin
Josacine viên nén 50mg; 200 mg, nang 500mg
CHÚ Ý KHI CHỈ ĐỊNH THUỐC

Chống chỉ định: mức độ 4

Trường hợp quá mẫn với các macrolid, dùng chiến lược điều trị bằng kháng sinh khác.

Cân nhắc nguy cơ/lợi ích: mức độ 3

Thời kỳ cho con bú: Phần lớn macrolid (josamycin, spiramycin, troleandomycin, midecamycin, roxithromycin) đều qua được sữa mẹ.
Thời kỳ mang thai: Tính vô hại chưa được xác định.
Suy gan: Một số dẫn chất (erythromycin estolat và nhất là triacetylolean- domycin) độc với gan và gây viêm gan ứ mật, đôi khi tăng transaminase, có thể là do phản ứng quá mẫn.
TƯƠNG TÁC THUỐC

Phối hợp nguy hiểm: mức độ 4

Amiodaron; bretylium; disopyramid; halofantrin; pentamidin; quinidin hoặc dẫn chất; sotalol; vincamin
Phân tích: Tăng nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh do cộng hợp tác dụng, và chỉ được mô tả độc nhất với erythromycin tiêm tĩnh mạch. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức). Trong họ macrolid, chỉ có erythromycin, đặc biệt dạng tiêm tĩnh mạch là có thể gây nên loạn nhịp tim (kéo dài khoảng QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, bloc nhĩ thất).
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp thuốc có tiềm năng gây tử vong này, và không được kê đơn. Ngay khi dùng đơn độc, erythromycin tiêm tĩnh mạch cũng có thể gây loạn nhịp tim. Do đó, khuyên không nên tiêm nhanh cả liều, mà phải tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn thời gian truyền mỗi lần tối thiểu 60 phút.
Benzamid
Phân tích: Theo hiểu biết hiện nay, trong nhóm macrolid chỉ có erythromycin tiêm tĩnh mạch là có thể tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp với duy nhất một chất trong nhóm benzamid là sultoprid (Barnetil). Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức). Trong nhóm macrolid, chỉ có erythromycin, đặc biệt dạng tiêm tĩnh mạch có thể gây loạn nhịp tim (kéo dài đoạn QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, blốc nhĩ thất).
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp thuốc có tiềm năng gây tử vong này và không được kê đơn. Ngay khi dùng đơn độc, erythromycin tiêm tĩnh mạch cũng gây loạn nhịp tim. Khuyên không nên tiêm nhanh cả liều, mà phải tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hay gián đoạn, thời gian truyền mỗi lần tối thiểu 60 phút.

Bepridil

Phân tích: Theo hiểu biết hiện nay, trong nhóm macrolid, chỉ có erythromycin dạng tiêm tĩnh mạch là có thể gây loạn nhịp tim (kéo dài đoạn QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, bloc nhĩ thất). Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức).
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp thuốc có tiềm năng gây tử vong này và không được kê đơn. Chỉ riêng erythromycin dưới dạng tiêm tĩnh mạch cũng có thể gây loạn nhịp tim. Do đó khuyên không nên tiêm thuốc này cả liều quá nhanh một lần, mà phải tiêm truyền tĩnh mạch liên tục hoặc ngắt đoạn, thời gian truyền mỗi lần ít nhất phải kéo dài 60 phút.
Cisaprid

Phân tích: Tương tác dược động học, có thể dẫn đến xuất hiện xoắn đỉnh ở người có tố bẩm. Có lẽ đó là do các macrolid nói chung, và erythromycin tiêm tĩnh mạch nói riêng đã ức chế được enzym chuyển hoá cisaprid (Prepulsid). Chỉ spiramycin (Rovamycin) là không thuộc trong trường hợp này.
Xử lý: Hoặc tạm thời ngừng cisaprid, hoặc kê đơn một kháng sinh thuộc họ khác (thí dụ beta lactamin).
Ergotamin hoặc dẫn chất
Phân tích: Nguy cơ tai biến thiếu máu cục bộ nặng các đầu chi, có thể dẫn tới hoại tử, do ức chế chuyển hoá ergotamin ở gan (hiện nay, chưa được mô tả với spiramycin, roxithromycin, clarithromycin).
Xử lý: Phải hết sức thận trọng, vì thông điệp chính thức được áp dụng cho tất cả các macrolid. Các bác sĩ kê đơn đều tránh phối hợp thuốc này, cho nên hầu như không có ý kiến và nhận xét gửi về Trung tâm cảnh giác thuốc. Chống chỉ định phối hợp thuốc với tất cả các macrolid, trừ spiramycin. Các dẫn chất hydrogen hoá khác của cựa loã mạch (dihydroergocornin, dihydroergocristin, dihydroergotoxin… ) không gây tương tác thuốc này
Statin; thuốc ức chế HMG-CoA reductase
Phân tích: Kết hợp thuốc có thể gây bệnh về cơ nặng hay tiêu cơ vân do nồng độ các thuốc ức chế HMG-CoA reductase tăng lên trong huyết tương. Cơ chế có thể do ức chế chuyển hoá thuốc qua CYP3A4.
Xử lý: Nếu có thể, dùng một thuốc khác thay thế. Cần phải nhắc nhở các bệnh nhân dùng các thuốc ức chế HMG-CoA reductase báo cáo mọi trường hợp đau cơ, yếu cơ không rõ nguyên nhân.
Kháng histamin kháng H1 không an thần
Phân tích: Trong hiểu biết hiện nay về nhóm macrolid, erythromycin tiêm tĩnh mạch, josamycin có thể tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh khi dùng cùng với astemizol (Hismanal) (giảm dị hoá các kháng histamin ở gan).
Xử lý: Chống chỉ định phối hợp thuốc. Thay đổi chiến lược điều trị. Chọn một chất kháng sinh khác có thể tiêm được hoặc chọn một kháng H1 không an thần khác, không có những nhược điểm nói trên: cetirizin, loratadin.

Cân nhắc nguy cơ / lợi ích: mức độ 3

Benzodiazepin
Phân tích: Tăng cường các tác dụng (chỉ của triazolam và midazolam) khi phối hợp với erythromycin, hoặc roxythromycin hoặc clarithromycin (ức chế enzym).
Xử lý: Tuỳ theo benzodiazepin được dùng, mức độ nặng nhẹ của tương tác có thay đổi: Với midazolam phải tính đến tương tác để lựa chọn liều lượng. Với triazolam, cần tránh phối hợp thuốc do trong y văn đã mô tả những rối loạn ứng xử.
Buspiron
Phân tích: Dùng kết hợp với các kháng sinh macrolid, nồng độ buspiron trong huyết tương có thể tăng cao, làm tăng tác dụng dược lý và độc tính của thuốc. Cơ chế có thể do các kháng sinh macrolid đã ức chế CYP3A4, là enzym xúc tác cho chuyển hoá buspiron.
Xử lý: Theo dõi chặt chẽ đáp ứng của người bệnh khi bắt đầu dùng, khi ngừng hay khi thay đổi liều của kháng sinh macrolid ở người bệnh đang dùng buspiron. Còn nếu người bệnh đang dùng kháng sinh macrolid, mà dùng thêm buspiron thì nên thận trọng chỉ dùng với liều thấp, và hiệu chỉnh liều nếu cần thiết. Azithromycin và dirithromycin không bị chuyển hoá qua CYP3A4, nên có thể không tương tác với buspiron.
Carbamazepin
Phân tích: Tăng nồng độ carbamazepin trong huyết thanh do ức chế enzym, có thể dẫn tới rối loạn thăng bằng, buồn nôn, nôn, ngủ gà. Tăng nồng độ này đã được mô tả với erythromycin, TAO, josamycin và clarithromycin.
Xử lý: Chọn một kháng sinh khác hay một macrolid khác không gây tương tác (roxithromycin...), hoặc hiệu chỉnh liều lượng carbamazepin theo kết quả định lượng nồng độ trong huyết tương. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu nhiễm độc có thể xuất hiện.

 

Các chất ức chế tái thu nhận serotonin

Phân tích: Các chất ức chế tái thu nhận serotonin, cụ thể là sertralin, fluoxetin dùng kết hợp với kháng sinh macrolid sẽ bị ức chế chuyển hoá, có thể gây nên hội chứng serotonin: dễ kích động, tăng trương lực cơ, giật rung cơ, giảm ý thức.
Xử lý: Nếu không tránh được kết hợp thuốc này, cần hiệu chỉnh liều sertralin, fluoxetin khi bắt đầu, khi ngừng dùng, khi thay đổi liều dùng kháng sinh macrolid. Theo dõi chặt chẽ trạng thái của người bệnh.
Cilostazol
Phân tích: Khi dùng cilostazol đồng thời với một số kháng sinh macrolid (cụ thể erythromycin, clarithromycin, troleandomycin) thì nồng độ của cilastazol trong huyết tương tăng lên, làm tăng tác dụng dược lý và độc tính. Cơ chế là do kháng sinh macrolid đã ức chế CYP3A4 có trách nhiệm trong chuyển hoá cilostazol.
Xử lý: Cần phải giảm liều cilostazol nếu dùng đồng thời với các kháng sinh macrolid kể trên.
Corticoid - khoáng; glucocorticoid
Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp thuốc này. Tương tác chỉ mới được ghi nhận với erythromycin tiêm tĩnh mạch trong họ macrolid. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo thuận lợi xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức). Các thuốc gây hạ kali máu tạo thuận lợi cho xuất hiện xoắn đỉnh với các thuốc không chống loạn nhịp.
Xử lý: Nên tránh phối hợp thuốc này. Dùng các thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc, phải theo dõi liên tục khoảng QT và kiểm tra đều đặn kali máu. Cần chú ý những dấu hiệu lâm sàng, báo hiệu hạ kali máu như: mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút.
Furosemid hoặc thuốc tương tự; tetracosactid; thuốc nhuận tràng kích thích
Phân tích: Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do cộng hợp các tác dụng, chỉ mới được mô tả với erythromycin tiêm tĩnh mạch. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức). Trong nhóm macrolid, chỉ có erythromycin, đặc biệt dạng tiêm tĩnh mạch có thể gây loạn nhịp tim (kéo dài đoạn QT, ngoại tâm thu thất, xoắn đỉnh, blốc nhĩ thất).
Xử lý: Chống chỉ định tương tác có tiềm năng gây tử vong này, và không được kê đơn. Ngay khi dùng một mình, erythromycin tiêm tĩnh mạch đã có thể gây loạn nhịp tim. Khuyên không nên tiêm nhanh cả liều một lần, mà phải truyền tĩnh mạch liên tục hay từng đợt, thời gian truyền mỗi lần ít nhất là 60 phút.
Penicilin
Phân tích: Tác dụng kìm khuẩn của macrolid có thể đối kháng với tác dụng diệt khuẩn của penicilin. Tác dụng diệt khuẩn này thể hiện trên vi khuẩn đang trong giai đoạn phát triển theo hàm mũ. Tính đối kháng này có thể có hại trong điều trị viêm màng não, vì cần can thiệp nhanh và mạnh.
Xử lý: Tính tới nguy cơ này theo bối cảnh sinh - bệnh lý cụ thể. Có thể thực hiện phối hợp thuốc này tuỳ theo thuốc và các chủng gây bệnh (cần chú ý đến những nồng độ ức chế tối thiểu - MIC).
Pimozid
Phân tích: Các kháng sinh macrolid ức chế sự chuyển hoá pimozid ở gan qua xúc tác của CYP3A4, làm tăng nồng độ thuốc này trong huyết tương, có thể gây độc với tim.
Xử lý: Tránh dùng kháng sinh macrolid cùng với pimozid.
Repaglinid
Phân tích: Một số kháng sinh macrolid, cụ thể là clarithromycin, erythromycin có thể làm tăng nồng độ repaglinid trong huyết tương, làm tăng tác dụng dược lý và tác dụng phụ của thuốc. Cơ chế có thể là do các kháng sinh macrolid nói trên ức chế CYP3A4 xúc tác cho chuyển hoá repaglinid.
Xử lý: Với người bệnh đang dùng repaglinid, phải theo dõi cẩn thận nồng độ glucose máu khi bắt đầu dùng và khi ngừng dùng kháng sinh macrolid. Hiệu chỉnh liều repaglinid nếu cần.
Ritonavir
Phân tích: Ritonavir có ái lực mạnh với isoenzym 3A4 của các cytochrom P450, nên có nguy cơ cao cạnh tranh giữa ritonavir với các thuốc được chuyển hoá hay nghi ngờ được chuyển hoá bởi isoenzym này. Cạnh tranh này làm giảm chuyển hoá các thuốc đó và gây nguy cơ làm tăng đáng kể nồng độ thuốc trong huyết tương. Có nguy cơ co cứng bụng kèm theo buồn nôn và nôn (đã được mô tả với erythromycin, azithromycin, clarithromycin). Tương tác dược động học về chuyển hoá.
Xử lý:
Erythromycin: Theo dõi chặt chẽ người bệnh đề phòng xuất hiện tác dụng độc, và khi cần giảm liều lượng thuốc kháng sinh.
Clarithromycin: Định lượng đều đặn creatinin máu. Không hiệu chỉnh liều lượng nếu chức năng thận bình thường. Khi suy thận, hiệu chỉnh liều lượng theo độ thanh lọc creatinin. Chú ý đến người bệnh cao tuổi.
Sparfloxacin
Phân tích: Tương tác này chỉ đúng với sparfloxacin (Zagam). Tăng nguy cơ xoắn đỉnh do cộng hợp các tác dụng điện sinh lý khi phối hợp với erythromycin tiêm tĩnh mạch, nhưng với các macrolid khác thì hiện nay chưa thấy nói tới. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức).
Xử lý: Nên tránh phối hợp thuốc. Dùng các thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc phải theo dõi liên tục khoảng QT và kiểm tra đều đặn kali máu. Cần chú ý các dấu hiệu lâm sàng, báo hiệu hạ kali máu như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút.
Tacrin
Phân tích: Nguy cơ tăng độc tính với gan.
Xử lý: Nếu cần, tăng cường theo dõi gan. Tránh dùng những phối hợp thuốc gây nguy cơ cho người bệnh cao tuổi.
Tacrolimus
Phân tích: Tăng nồng độ tacrolimus và creatinin trong huyết thanh khi dùng erythromycin, clarithromycin, josamycin (và triacetyloleandomycin). Có thể do ức chế chuyển hoá tacrolimus ở gan và ruột. Tương tác dược động học về chuyển hoá.
Xử lý: Cần phải giảm liều tacrolimus và theo dõi chức năng thận thông qua định lượng creatinin máu. Theo dõi nồng độ tacrolimus trong huyết tương khi dùng và khi ngừng thuốc.
Theophylin hoặc dẫn chất
Phân tích: Tăng nồng độ theophylin trong máu, kèm theo nguy cơ quá liều, nhất là ở trẻ em. Điều này chưa được nói tới với spiramycin, roxithromycin, clarithromycin, azithromycin, dirithromycin và midecamycin.
Xử lý: Hiệu chỉnh lại liều lượng theo kết quả định lượng theophylin. Nếu không, thay thế bằng kháng sinh khác.
Thuốc lợi tiểu thải kali
Phân tích: Nguy cơ xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp chỉ được mô tả với erythromycin tiêm tĩnh mạch. Hạ kali máu, nhịp tim chậm và khoảng QT dài từ trước (chỉ biết được trên điện tâm đồ) là những yếu tố tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh. Xoắn đỉnh là một dạng nhịp thất đặc biệt, có thể xuất hiện thành cơn rất ngắn (vài giây, mệt thỉu: có cảm giác ngất nhưng không mất ý thức). Những thuốc gây hạ kali máu tạo điều kiện xuất hiện xoắn đỉnh khi phối hợp với các thuốc không chống loạn nhịp. Tương tác chỉ mới được ghi nhận với sultoprid trong nhóm benzamid và erythromycin tiêm tĩnh mạch trong nhóm macrolid.
Xử lý: Nên tránh phối hợp thuốc này. Dùng các thuốc không gây xoắn đỉnh. Nếu cần phối hợp thuốc, cần phải theo dõi liên tục khoảng QT và kiểm tra đều đặn kali máu. Cần chú ý những dấu hiệu lâm sàng báo hiệu hạ kali máu như mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút.

Tương tác cần thận trọng: mức độ 2

Amineptin; carmustin hoặc dẫn chất; dantrolen; estrogen hoặc thuốc ngừa thai estroprogestogen; fluvoxamin; griseofulvin; isoniazid hoặc thuốc tương tự; methotrexat; progabid; rifampicin; thuốc chống nấm dẫn chất của imidazol
Phân tích: Phối hợp các thuốc có tiềm năng độc với gan (cộng hợp các tác dụng không mong muốn).
Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin), hoặc phải hoãn dùng một trong hai thuốc. Kiểm tra chắc chắn người bệnh không thường xuyên uống rượu và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không điển hình: buồn nôn, sốt, vàng da... Nếu thấy đồng thời ban đỏ ngoài da, ngứa và hạch to thì hướng về nguyên nhân do thuốc. Cần phân biệt rõ, theo các test thử sinh học, nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào không phục hồi với viêm gan ứ mật hồi phục được sau khi ngừng điều trị.
Bromocriptin hoặc thuốc tương tự
Phân tích: Tăng nồng độ các chất này trong máu: Đã mô tả mất vận động và ảo giác khi phối hợp thuốc này (chưa mô tả với roxithromycin, midecamycin và spiramycin). Cơ chế còn chưa rõ. Có thể là macrolid (erythromycin và josamycin) ức chế chuyển hoá bromocriptin.
Xử lý: Tương tác này được nói tới trong y văn, và cần được khẳng định bằng các nhận xét. Tuy nhiên có nguy cơ tăng nồng độ bromocriptin trong máu. Vấn đề là tìm hiểu nồng độ này có tăng đến mức gây độc theo liều lượng dùng không ? Cần theo dõi lâm sàng.
Ciclosporin
Phân tích: Tăng nồng độ ciclosporin trong huyết thanh và tăng creatinin máu do ức chế chuyển hoá ciclosporin ở gan. Tương tác này đã được mô tả với erythromycin, TAO, và clarithromycin.
Xử lý: Nên tránh phối hợp ciclosporin với erythromycin, TAO. Đối với các macrolid khác, phải theo dõi.
Glycosid trợ tim
Phân tích: Erythromycin và clarithromycin có liên quan đến sự tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh, có thể đến mức xuất hiện dấu hiệu nhiễm độc. Cơ chế của tương tác này khá độc đáo: đối với erythromycin sinh khả dụng của digoxin tăng, có thể do erythromycin đã làm tăng tháo các chất ra khỏi dạ dày, ngoài ra, erythromycin và clarithromycin còn ức chế vi khuẩn khá kinh điển có trong ruột bình thường là Eubacterium lentum, vi khuẩn này chuyển hoá digoxin ở khoảng 10% số người bệnh, như vậy, làm giảm gián tiếp chuyển hoá của digoxin.
Xử lý: Theo dõi lâm sàng. Cần theo dõi nồng độ digoxin trong và sau khi điều trị với erythromycin. Đối với macrolid khác, vẫn phải cảnh giác. Thông báo cho người bệnh biết những triệu chứng nhiễm độc digoxin: buồn nôn, rối loạn thị giác về màu sắc...
Natri valproat hoặc dẫn chất
Phân tích: Phối hợp hai thuốc có tiềm năng độc với gan. Erythromycin có thể là chất ức chế enzym, có khả năng ức chế chuyển hoá acid valproic và dẫn đến ngộ độc.
Xử lý: Khi phối hợp hai thuốc độc với gan, phải theo dõi chặt chẽ chức năng gan (ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, bilirubin), hoặc phải hoãn dùng một trong hai thuốc, nếu có thể. Kiểm tra chắc chắn người bệnh không thường xuyên uống rượu và không có tiền sử viêm gan virus. Các triệu chứng lâm sàng chính không điển hình: buồn nôn, sốt, vàng da... Nếu thấy đồng thời phát ban ngoài da, ngứa, và hạch to thì hướng về nguyên nhân do thuốc. Cần phân biệt rõ theo các test thử sinh học, nguy cơ xuất hiện viêm gan tiêu tế bào không hồi phục với viêm gan ứ mật hồi phục được sau khi ngừng điều trị.
Omeprazol
Phân tích: Tăng pH dạ dày, nên omeprazol góp phần làm tăng tính vững bền của clarithromycin, kèm theo tăng nồng độ macrolid này và chất chuyển hoá có hoạt tính của nó trong các mô và dạ dày.

Xử lý: Tương tác thuốc này có thể có một ý nghĩa lâm sàng tích cực, nhưng còn cần phải khẳng định tiếp.
Rifabutin
Phân tích: Tương tác được mô tả với clarithromycin, gây nguy cơ tăng các tác dụng không mong muốn của rifabutin (viêm màng mạch nho) do nồng độ của chất này và chất chuyển hoá có hoạt tính của nó tăng lên.
Xử lý: Đảm bảo theo dõi lâm sàng đều đặn.
Thuốc kháng acid uống hoặc than hoạt
Phân tích: Dùng đồng thời với các thuốc kháng acid, thấy nồng độ đỉnh của azithromycin sẽ giảm đáng kể.
Xử lý: Tránh kê đơn một thuốc kháng acid cùng với azithromycin. Có thể khắc phục tương tác này bằng cách uống 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ.
Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K
Phân tích: Tăng nguy cơ xuất huyết (đặc biệt với warfarin) do giảm chuyển hoá và giảm thanh lọc các thuốc này, đặc biệt ở người bệnh cao tuổi (đến nay chưa có tài liệu nói tới tương tác với roxithromycin).
Xử lý: Khi dùng phối hợp thuốc này, phải theo dõi tỷ lệ chuẩn quốc tế INR hay tỷ lệ prothrombin trong và sau khi điều trị bằng macrolid (nhất là với TAO và erythromycin). Tương tác này đôi khi khó quản lý trong một giai đoạn ngắn.
Zidovudin
Phân tích: Clarithromycin có thể làm giảm nồng độ zidovudin trong huyết tương.
Xử lý: Nếu đáp ứng với zidovudin giảm sau khi bắt đầu điều trị với clarithromycin, phải tăng liều zidovudin, hoặc dùng một kháng sinh khác, dựa theo kết quả kháng sinh đồ.

Tương tác cần theo dõi: mức độ 1

Levodopa
Phân tích: Spiramycin có thể ức chế hấp thu carbidopa là chất thường được dùng phối hợp với levodopa như một chất ức chế dopa - decarboxylase, do đó làm tăng nồng độ levodopa trong huyết thanh, đồng thời hạn chế levodopa vượt qua hàng rào máu - não, và làm giảm hoạt tính của thuốc.
Xử lý: Để tránh thất bại trong điều trị, tính tới tương tác này khi xác định chiến lược điều trị. Chọn một macrolid khác nếu có thể.

EBOOK TƯƠNG TÁC THUỐC - BỘ Y TẾ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH ĐỂ SỬ DỤNG CHO TỐT
KHÁI NIỆM VỀ TƯƠNG TÁC THUỐC
ACAMPROSAT
ACETORPHAN
ACICLOVIR
ACID ASCORBIC
ACID CHENODESOXYCHOLIC HOẶC DẪN CHẤT
ACID CROMOGLYCIC HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
ACID FOLIC HOẶC DẪN CHẤT
ACID FUSIDIC
ACID HOÁ NƯỚC TIỂU ( CÁC CHẤT)
ACTINOMYCIN D
ALOPURIOL HOẶC DẪN CHẤT
ALPROSTADIL
AMANTADIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
AMINEPTIN
AMINOGLYCOSID (NHÓM KHÁNG SINH)
AMIOGLYCOSID ĐƯỜNG UỐNG
AMIODARON
AMPHETAMIN HOẶC DẪN CHẤT
AMPHOTERICIN B
ANTIMON (Hợp chất)
APOMORPHIN
ASPARAGINASE
AZATHIOPRIN
BEPRIDIL
BETAHISTIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
BIGUANID
BIPHOSPHONAT
BRETYLIUM
BROMOCRIPTIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
BUSPIRON
BUTYROPHENON (dẫn chất)
CÁC THUỐC LOẠI CURA
CAFEIN
CALCI (muối)
CALCITONIN
CARBAMAT HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
CARBAMAZEPIN
CARMUSTIN
BENZOYL PEROXYD
BENZYL BENZOAT
BENZOFURAN (dẫn chất)
BENZODIAZEPIN (dẫn chất)
BENZIMIDAZOL (dẫn chất)
BENZAMID (dẫn chất)
BARBITURIC (dẫn chất)
BACLOFEN
CEPHALOSPORIN CÓ NHÂN THIOMETHYLTETRAZOL
CEPHALOSPORIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
CHOLESTYRAMIN
CHOLINERGIC
CICLOSPORIN
CIMETIDIN
CISAPRID
CISPLATIN HOẶC DẪN CHẤT
CITALOPRAM
CLONIDIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
CLORHEXIDIN
CLOZAPIN
COLCHICIN HOẶC DẪN CHẤT
CORTICOID - KHOÁNG
CAROTENOID
CYCLOPHOSPHAMID HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
CYCLOSERIN
DANAZOL
DANTROLEN
DAPSON
DEFEROXAMIN
DESMOPRESSIN
DEXTRAN
DEXTROPROPOXYPHEN
DIACERHEIN
DIAZOXID
DIDANOSIN
DIHYDROPYRIDIN (dẫn chất)
DILTIAZEM
DIPYRIDAMOL
DISOPYRAMID
DISULFIRAM
DOXAPRAM
DOXORUBICIN HOẶC DẪN CHẤT
Độc tố CLOSTRIDIUM BOTULINUM
DỤNG CỤ TRÁNH THAI
ERGOTAMIN HOẶC DẪN CHẤT
ESTROGEN HOẶC THUỐC NGỪA THAI ESTROPROGESTOGEN
ETHAMBUTOL
ETHOSUXIMID
ETRETINAT (dẫn chất)
EUCALYPTOL
FENOVERIN
FIBRAT
FINASTERID
FLAVOXAT
FLECAINID HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
FLOCTAFENIN
FLUCYTOSIN
FLUMAZENIL
FLUOR (Dẫn chất)
FLUORO-5-URACIL
FLUOXETIN
FLUVOXAMIN
FOSCARNET
FOSFOMYCIN
FUROSEMID HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
FUSAFUNGIN
GANCICLOVIR
GLUCAGON
GLUCOCORTICOID
GLUTETHIMID HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
GLYCOSID TRỢ TIM
GONADOTROPHIN NHAU THAI
GONADOTROPHIN CÓ HOẠT TÍNH FSH
GRISEOFULVIN
GUANETHIDIN
HALOFANTRIN
HEPARIN HOẶC CÁC DẠNG PHÂN TỬ THẤP
HEPARIN TỔNG HỢP
HEPTAMINOL
HISTAMIN HOẶC DẪN CHẤT
HORMON CHỐNG LỢI TIỂU HOẶC DẪN CHẤT
HORMON TĂNG TRƯỞNG HOẶC DẪN CHẤT
HORMON TUYẾN GIÁP
HUYẾT THANH KHÁC LOẠI ĐẶC HIỆU
HYDROXYQUINOLEIN (Dẫn chất)
IDOXURIDIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
IDROCILAMID
IMMUNOGLOBULIN KHÁNG TẾ BÀO LYMPHO
IMMUNOGLOBULIN NGƯỜI
INDINAVIR
INDOMETACIN HOẶC DẪN CHẤT
INSULIN
INTERFERON ALPHA TÁI TỔ HỢP
INTERLEUKIN 2 TÁI TỔ HỢP
ISONIAZID HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
KALI (muối)
KHÁNG SINH POLYPEPTID
LAMIVUDIN
LANSOPRAZOL
LEVODOPA
LIDOCAIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
LINCOSAMID
LIPID (nhũ dịch tiêm truyền)
LITHI (muối)
LOPERAMID
LỢI TIỂU GIỮ KALI
LỢI TIỂU THẢI KALI
LỢI TIỂU THẨM THẤU
LƯU HUỲNH
MACROLID
MAGNESI (muối)
MEDIFOXAMIN
MELPHALAN
MERCAPTOPURIN
METHADON
METHENAMIN
METHOTREXAT
METHYLDOPA
METHYSERGID
MEXILETIN
MIANSERIN
MIFEPRISTON
MODAFINIL
MOLSIDOMIN
MUROMONAB CD3
NAFTIDROFURYL
NATRI VALPROAT HOẶC DẪN CHẤT
NELFINAVIR
NHỰA TRAO ĐỔI CATION
NICORANDIL
NICOTIN
NILUTAMID
NIRIDAZOL
NITROFURAN
NITROIMIDAZOL HOẶC DẪN CHẤT
NITROXOLIN
OCTREOTÍD HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
OMEPRAZOL
OXAFLOZAN
OXITRIPTAN
OXYTOCIN
PAPAVERIN HOẶC DẪN CHẤT
PARACETAMOL
PAROXETIN
PENICILAMIN HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
PENICILIN
PENTAGASTRIN
PENTAMIDIN
PENTOSTATIN
PENTOXYFYLIN
PHENAZON
PHENICOL
PHENOTHIAZIN
PHENYTOIN
PHOSPHO HOẶC PHOSPHAT
PINAVERIUM BROMID
PIPERAZIN
PIRIBEDIL
PRALIDOXIM
PRAZIQUANTEL
PRIMIDON
PROBENECID
PROCARBAZIN
PROGABID
PROGESTOGEN HOẶC DẪN CHẤT
PROPAFENON
PROSTAGLANDIN CHỐNG LOÉT
PROSTAGLANDIN TRONG PHỤ KHOA
PROTAMIN
PYRANTEL HOẶC DẪN CHẤT
PYRAZINAMID
PYRAZOL HOẶC DẪN CHẤT
PYRETHRIN HOẶC DẪN CHẤT
PYRIDOXIN
PYRIMETHAMIN
QUINIDIN HOẶC DẪN CHẤT
QUININ HOẶC THUỐC TƯƠNG TỰ
QUINOLON
RANITIDIN
RIFABUTIN
RIFAMPICIN
RITONAVIR
RƯỢU
SALICYLAT (dẫn chất)
SAQUINAVIR
SERMORELIN
SOTALOL
SPARFLOXACIN
SULFAMID CHỐNG TIỂU ĐƯỜNG
SUCRALFAT
SUCCINIMID
STEROID GÂY ĐỒNG HOÁ, ALKYL HOÁ Ở C17
SULFAMID KHÁNG KHUẨN
SULFASALAZIN
SUMATRIPTAN
SYNERGISTIN
TACRIN
TACROLIMUS
TAMOXIFEN
TEICOPLANIN
TERBINAFIN
TETRACOSACTID
TETRACYCLIN
THEOPHYLIN HOẶC DẪN CHẤT
THIOTEPA
THUỐC AN THẦN KINH CÁC LOẠI
THUỐC BẢO VỆ CHỐNG ÁNH SÁNG
THUỐC CẢM ỨNG GÂY RỤNG TRỨNG LOẠI CLOMIFEN
Thuốc cầm máu
Thuốc chẹn alpha
Thuốc chẹn Alpha - Beta
Thuốc chẹn beta
Thuốc chống đau thắt ngực nitrat
Thuốc uống chống đông máu kháng vitamin K
Thuốc chống hen
Thuốc chống ho không opi
Thuốc chống nấm dẫn xuất imidazol
Thuốc chống nấm khác
Thuốc chống sốt rét
Thuốc chống suy nhược kích thích tâm thần
Thuốc chống tăng huyết áp loại liệt hạch
Thuốc ức chế tiêu fibrin
Thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc thuốc tương tự
Thuốc chống ung thư các loại
Thuốc chống vẩy nến dùng tại chỗ
Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chủ vận của morphin
Thuốc vừa chủ vận vừa đối kháng với morphin
Thuốc cường giao cảm alpha và beta
Thuốc cường thần kinh giao cảm beta
Các thuốc trong nhóm
Thuốc diện hoạt tổng hợp tác dụng ở phổi
Thuốc đối kháng morphin
Thuốc đối kháng thụ thể HT3
Thuốc đối quang có baryt
Thuốc đối quang có iod
Thuốc gây mẫn cảm ánh sáng
Thuốc gây xơ cứng tĩnh mạch
Thuốc giãn mạch chống tăng huyết áp
Thuốc hạ lipid máu các loại
Thuốc kháng acid uống, thuốc bao niêm mạc và hấp phụ
Thuốc kháng cholinergic
Thuốc kháng giáp tổng hợp
Thuốc kháng histamin kháng H1 có tác dụng an thần gây buồn ngủ
Thuốc kháng histamin kháng H1 không an thần
Thuốc kiềm hoá nước tiểu
Thuốc làm tan huyết khối
Thuốc làm thay đổi chất nhầy phế quản
THUỐC GÂY MÊ BARBITURIC
THUỐC GÂY MÊ VÀ TIỀN MÊ
THUỐC GÂY MÊ BAY HƠI CHỨA HALOGEN
THUỐC NHUẬN TRÀNG KÍCH THÍCH
THUỐC NHUẬN TRÀNG LÀM MỀM
THUỐC NHUẬN TRÀNG LÀM TRƠN
THUỐC NHUẬN TRÀNG NHẦY VÀ THẨM THẤU
THUỐC NGỪA THAI DIỆT TINH TRÙNG
THUỐC SÁT KHUẨN DẪN CHẤT AMONI BẬC BỐN
THUỐC SÁT KHUẨN CÓ IOD
THUỐC SÁT KHUẨN MUỐI KIM LOẠI
THUỐC SÁT KHUẨN CÓ THUỶ NGÂN
THUỐC SÁT KHUẨN KHÁC
THUỐC SẮT DÙNG TRONG ĐIỀU TRỊ
THUỐC TĂNG ÔXY NÃO
THUỐC TIÊU LỚP SỪNG
CÁC THUỐC TRỢ ĐẺ, DẪN CHẤT CỦA NẤM CỰA GÀ
THUỐC TRỢ HÔ HẤP
THUỐC TRỢ TIM BUPYRIDINIC
THUỐC TRỪ SÂU CLOR HỮU CƠ
THUỐC ỨC CHẾ ENZYM CHUYỂN DẠNG ANGIOTENSIN
THUỐC ỨC CHẾ HMG-COA REDUCTASE (CÁC STATIN)
THUỐC ỨC CHẾ MAO typ A
THUỐC ỨC CHẾ MAO typ b
THUỐC ỨC CHẾ MAO KHÔNG CHỌN LỌC
THUỐC ỨC CHẾ HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG – CÁC LOẠI
TICLOPIDIN
TRH (hormon giải phóng hormon kích thích tuyến giáp, THYROTROPHINE RELEASING HORMONE)
TRIMEBUTIN
TRIMETHOPRIM
VACCIN SỐNG GIẢM ĐỘC LỰC
VANCOMYCIN
Liệu pháp vàng chống thấp khớp
VERAPAMIL
VIDARABIN
VIGABATRIN
VILOXAZIN
VINCAMIN
Vincristin hoặc thuốc tương tự
VITAMIN A
VITAMIN B12
VITAMIN NHÓM B
VITAMIN NHÓM D
Yếu tố tăng trưởng bạch cầu hạt
Yếu tố tăng trưởng hồng cầu
ZALCITABIN
ZIDOVUDIN