Deprecated: mysql_pconnect(): The mysql extension is deprecated and will be removed in the future: use mysqli or PDO instead in /home/kgpntxbb/phacdochuabenh.com/thuocbietduoc/Connections/thuocbietduoc.php on line 11
Zopetum là thuốc gì? Tác dụng & Liều dùng, giá bán, thành phần

Zopetum là thuốc gì? Tác dụng & Liều dùng, giá bán, thành phần

Tên Thuốc Zopetum
Giá kê khai 83475
Hoạt Chất - Nồng độ/ hàm lượng
  • Piperacilin (dưới dạng Piperacilin sodium)

      -  

    4 g
  • Tazobactam (dưới dạng Tazobactam Sodium)

      -  

    0,5 g
Dạng Bào Chế

Bột pha tiêm

Hạn sử dụng

24 tháng

Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ 4,5 g

Phân Loại

Thuốc kê đơn

Số Đăng Ký
Tiêu Chuẩn

NSX

Công ty Đăng ký

Công ty TNHH Dược phẩm Rồng Vàng

Phòng 4A, tầng 4, Toà nhà sông Đà 1, Ngõ 165 Cầu Giấy, Hà Nội. Việt Nam
Công ty Sản Xuất

Astral Steritech Private Limited

911, GIDC, Makarpura, Vadodara, Gujarat 390010 Ấn Độ
Ngày kê khai 13/10/2015
Đơn vị kê khai Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương II CODUPHA
Quy cách đóng gói Hộp 1 lọ 4,5g

Thuộc này chỉ sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ.

Đề xa tầm tay và tầm với của trẻ em.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

 

Zopetum

Piperacillin và tazobactam 4,5g để tiêm.

Mô tả sản phẩm

Bột trắng tới trắng ngà đựng trong lọ thủy tỉnh trong suốt 30ml, loại thủy tỉnh túp I USP, nút cao su bromobutyl đậy kín và bảo đảm bằng vòng nhôm có nắp polypropylene.

Thành phần:

Mỗi lọ chứa:

Natri piperacillin USP tương đương 4 gam piperacillin.

Natri tazobactam tương đương 500mg tazobactam.

Dạng bào chế và đóng gói:

Bột khô để pha tiêm

Đóng gói: lọ thủy tỉnh trong loại 1, đậy nắp cao su bromobutyl màu xám và đai nhôm, đựng trong hộp carton. Hộp 1 lọ thuốc bột pha tiêm.

Dược lực học:

Piperacillin gắn vào“protein gắn penicillin” (PBP) tại vách tế bào vi khuẩn. Piperacillin gắn mạnh vào PBP III, qua đó tương tác với sự tạo thành vách trong khi tế bào phân chia. Piperacillin cũng gắn vào các PBP IA, IB và II, qua đó tương tác với sự tổng hợp peptidoglycan.

Peptidoglycan là cấu trúc polymedi vòng tạo bền vững cơ học cho tế bào. Thời kỳ cuối của tổng hợp peptidoglycan cần sự hoàn thành liên kết chéo và đuôi glycin tận cùng của cầu pentaglycin sẽ nối với đuôi thứ tư của pentapeptid (D-alanin). Enzym transpeptidase xúc tác cho hoàng thành phản ứng trên sẽ bị ức chế bởi piperacillin. Hậu quả là vách tế bào vi khuẩn bị suy yếu, tế bào phồng lên và đứt đoạn.

Natri tazobactam ít có hoạt tính lâm sàng qua biểu hiện in vitro để chống với vi khuẩn do ái lực yếu với các PBP. Tuy nhiên, tazobactam là chất ức chế beta-lactamase nhóm III Richmond-Sykes penicillinase và cephalosporinase. Tazobactam không ức chế bêta-lactamase qua trung gian thể nhiễm sắc với các nồng độ tazobactam theo liều khuyến cáo.

Dược động học:

Sau khi uống, cả piperacillin và tazobactam ít hấp thu, nên chỉ dùng được qua đường tiêm.

Truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút, piperacillin cho nồng độ đỉnh trong huyết thanh giữa 63,5 mg/lít/liều 2 gam va 450mg/lit (liều 15gam); còn sau khi tiêm tĩnh mạch, nồng độ đỉnh tương ứng là 227mg/lít và 34 mg/lít. Piperacillin có động học phụ thuộc liều lượng. Nếu tăng liều, thấy nồng độ ban đầu trong huyết thanh AUC và thời gian bán thải t/2 trong huyết thanh tăng hơn so với tỷ lệ tăng liều lượng.

Cả tazobactam và piperacillin đều phân bố rộng rãi khắp trong các mô và dịch của cơ thể với thể tích phân bố (Vd) trung bình lúc ổn định là 14 lít (mô) và 12,3 lit (dịch). Gan vao protein huyết thanh khoảng 23% cho cả 2 thành phần.

Cả piperacillin va tazobactam đều đào thải qua thận nhờ lọc cầu thận và đào thải tích cực qua ống thận. Khoảng 60% - 80% liều piperacillin và khoảng 70% liều tazobactam được thải nguyên vẹn qua nước tiểu. Khoảng 20% liều piperacillin có thể bài tiết qua mật, trong khi rất ít (0,6%) tazobactam được bài tiết qua mật.

Piperacillin làm giảm tốc độ thải tazobactam qua thận, có thể do ức chế sự đào thải tích cực của tazobactam qua ống thận. Ngược lại, động học của piperacillin không bị ảnh hưởng khi phối hợp với tazobactam.

Chỉ định

Thuốc tiêm piperacillin và tazobactam có hiệu lực chống nhiều chủng vi khuẩn tiết betalactamase cả in-vitro và trong nhiễm khuẩn lâm sàng. Được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn mức độ trung bình tới nghiêm trọng gây nên do các vi khuẩn đề kháng piperacillin, tiết  betalactamase, nhưng nhạy với piperacillin/tazobactam:

- Viêm ruột thừa (biến chứng do thủng và áp-xe) và viêm màng bụng.

- Nhiễm khuẩn da và tổ chức da phức tạp và không phức tạp.

- Viêm màng trong tử cung sau khi sinh hoặc bệnh viêm khung chậu.

- Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng (chỉ khi mức độ trung bình).

- Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện (mức độ từ trung bình tới nặng).

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn đo bỏng.

Không cần bổ sung các kháng sinh khác, nếu điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp gây nên do khuẩn nhạy cảm với piperacillin va khang piperacillin, vi khuẩn tiết beta-lactamase nhạy với piperacillin/tazabactam. Trừ với các trường hợp điều trị Pseudomonas adreginase trong viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, thì phải cần phối hợp với aminoglycosid. Thuốc tiêm piperacillintazobactam có lợi ích điều trị phòng ngừa trong các trường hợp được chỉ định trước khi xác định được vi sinh vật gây bệnh, nhờ hỗn hợp này có phổ rộng hoạt tính diệt khuẩn chống khuẩn ưa khí và kỵ khí gram âm, gram dương.

Liều lượng khuyến cáo.

Thuốc tiêm piperacillin va tazobactam truyền tĩnh mạch trong 30 phút. Tổng liều thông thường mỗi ngày cho người lớn là 12 gram piperacillin/1.5 gam tazobactam, dùng trong 7-10 ngày, tức dùng 8 giờ biệt dược Zopetum (piperacillin va tazobactam thuốc tiêm 4,5 gam)

-Khi suy thận:

Với bệnh nhân suy thận, điều chỉnh liều tĩnh mạch tùy thuộc mức độ suy thận với bệnh nhân viêm phổi mắc phải ở bệnh viện mà còn dùng phối hợp aminoglycosid, thì cần điều chỉnh liều aminoglycosid theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi suy thận (độ thanh lọc creatinin < 20 ml/phút), cần điều chỉnh liều lượng không được quá 4 gam piperacillin và không quá 500mg tazobactam từng 12 giờ.

-Thẩm tách lọc máu:

Liều tối đa là 2,25 gam từng 8 giờ. Hơn nữa, vì thấm tách lọc máu sẽ rút ra 30 - 40% liều dùng trong 4 giờ, nên cần thêm liều 0,75 gam sau mỗi kỳ thẩm tách. Thẩm tách màng bụng rút ra tương ứng là 6% liều piperacillin và 21% liều tazobactam.

-Thời hạn điều trị:

Thuốc tiêm natri piperacillin và natri tazobactam cần dùng ít nhất 48-72 giờ sau khi đã hết sốt và sau khi có bằng chứng đã loại trừ vi khuẩn. Nên ít nhất điều trị 10 ngày với nhiễm liên cầu tan máu nhóm A để phòng chống nguy cơ sốt thấp khớp hoặc viêm cầu thận-thận. Tuy nhiên, thời hạn điều trị tiêm piperacillin và tazobactam với viêm phổi mắc ở bệnh viện nên là 7-14 ngày.

Trong mọi điều kiện, thời hạn điều trị phải được hướng dẫn tùy mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn và sự tiến bộ về vi sinh học và về lâm sàng của bệnh nhân.

- Đường dùng

- Dùng tĩnh mạch

Với các lọ quy ước, pha chế natri piperacillin và natri tazobactam để tiêm, tỷ lệ 1 gam piperacillin với 5 mL dung môi tương hợp. Lắc kỹ và đều đên khi tan hết.

- Dung môi tương hợp để tiêm.

Bao gồm 0,9% natri chloride để pha tiêm, nước cất vô khuẩn để pha tiêm, dextrose 59%, muối kìm khuẩn/ parabens và nước kìm khuẩn/benzyl alcohol. Hòa tan vào ít nhất 5mL  150mL.

Tiêm trong thời gian ít nhất là 30 phút.

Chống chỉ định:

Thuốc tiêm piperacilin và tazobactam 4,5 gam (Zopetum) chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng với các kháng sinh nhóm penicillin, cephalosporin hoặc với các chất ức chế beta-lactamase.

Cảnh báo và thận trọng 

Thận trọng

- Thận trọng chung:

Các biểu hiện xuất huyết đã gặp ở một số bệnh nhân dùng kháng sinh nhóm beta-lactam, bao gồm piperacillin. Những phản ứng này thỉnh thoảng có đi kèm bất thường về test đông máu như thời gian đông máu, kết tập tiểu cầu và thời gian prothrombin, Những biểu hiện trên dễ gặp hơn, nếu bệnh nhân bị suy thận. Khi có biểu hiện xuất huyết, cần ngừng dùng thuốc tiêm piperacillin và tazobactam và có cách điều trị thích hợp.

Cũng như các penicillin khác, bệnh nhân có thể gặp kích thích thần kinh-cơ hoặc co giật, nếu tiêm liều cao hơn liều đã khuyến cáo (đặc biệt khi có bệnh thận).

Zopetum là muối mononatri của piperacillin và muối mononatri của tazobactam có chứa tổng số 2,35mEq (54m) natri /gram piperacillin trong sản phẩm hỗn hợp. Điều này được chấp nhận để điều trị bệnh nhân cần, hạn chế muối. Cần tiến hành định kỳ đo lường các điện giải với các bệnh nhân có dự trữ thấp về kali và cũng phải lưu ý khả năng giảm kali-máu với bệnh nhân có tiềm năng dự trữ thấp về kali và với người đang dùng thuốc độc tế bào hoặc thuốc lợi niệu.

Cũng cần lưu ý khả năng phát sinh các vi khuẩn để kháng có thể gây bội nhiễm.

Cũng như các penicillin bán tổng hợp khác, dùng piperacillin có thể làm tăng tai biến sốt và phát ban ở bệnh nhân xơ hóa bàng quang.

-Mang thai:

Piperacillin và tazobactam qua được nhau thai. Chỉ dùng Zopetum khi mang thai nếu thật cần thiết.

-Thời kỳ cho con bú:

Các nồng độ thấp piperacillin bài tiết được qua sữa người mẹ. Nồng độ tazobactam trong sữa mẹ chưa được nghiên cứu. Cần thận trọng khi dùng thuốc tiêm piperacillin và tazobactam cho người mẹ trong thời kỳ cho con bú.

- Với trẻ em

Chưa xác định hiệu lực và độ an toàn ở trẻ em.

- Với người cao tuổi

Bệnh nhân quá 65 tuổi không có tăng nguy cơ tác dụng có hại, nếu chỉ tính đơn thuần vào tuổi tác. Tuy nhiên, cần điều chỉnh liều lượng khi có suy thận.

- Người đang vận hành máy, đang lái tàu xe: Chưa có tài liệu nghiên cứu đầy đủ, do đó chỉ nên dùng thuốc cho đối tượng này chỉ khi thật cần thiết.

Cảnh báo:

Đã gặp các phản ứng quá mẫn cảm (phản vệ) nghiêm trọng và có thể gây tử vong ở bệnh nhân dùng penicillin. Những phản ứng này hay xảy ra hơn với các bệnh nhân đã có tiền sử quá mẫn cảm với penicillin hoặc có tiền sử mẫn cảm với nhiều loại kháng nguyên.

Trước khi khởi đầu đùng Zopetum, cần điều tra tỉ mỉ về người trước đây đã có quá mẫn cảm với các penicillin, các cephalosporin hoặc các kháng nguyên khác. Khi gặp phản ứng dị ứng, cần ngừng ngay Zopetum và có cách điều trị thích hợp.

Viêm đại tràng có màng giả đã gặp ở hầu hết mọi thuộc kháng khuẩn bao gồm: piperacillin/tazobactam, có bậc thang nghiêm trọng là từ nhẹ tới nguy hiểm cho tính mạng. Vì vậy, điều quan trọng là chẩn đoán ở bệnh nhân có tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng khuẩn.

Những trường hợp nhẹ về viêm đại tràng có màng giả thường sẽ qua khỏi khi chỉ cần ngừng thuốc. Với các trường hợp từ trung bình tới nghiêm trọng, thì cần bởi phụ dịch và điện giải, bô sung protein và điều trị với thuốc kháng khuẩn có hiệu lực lâm sàng chống Clostridium difficile.

Tương tác thuốc

-Aminoglycosid:

Trộn lẫn thuốc tiêm piperacillin và tazobactam với một aminoglycosid in-vitro có thể làm mất hoạt tính của  aminoglycosid. Vậy aminoglycosid cần pha chế và sử dụng riêng rẽ.

-Probenecid:

Probenecid dùng cùng piperacillin va tazobactam tiêm sẽ kéo dài thời gian bán thải  t/2 của piperacillin lên 21% và  t/2 của tazobactam lên 71%.

-Vancomycin:

Không thấy có tương tác dược động học giữa thuốc tiêm piperacillin và tazobactam với vancomycin.

-Vecuronium:

Piperacillin phối hợp với vecuronium sẽ kéo dài tác dụng phong bế thần kinh cơ của vecuronium.

-Dung dịch Lactat-Ringer

Dung dịch Lactat-Ringer không tương hợp với thuốc tiêm piperacillin và tazobactam.

Tác dụng không mong muốn:

Nói chung, Zopetum dung nạp tốt. Những phản ứng có hại thường gặp nhất phụ thuộc vào bản chất, sau khi tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. Có thể gặp những tác dụng phụ sau đây:

-Phản ứng tại chỗ: viêm tĩnh mạch đông máu, ban đỏ, đau và/hoặc cứng nơi tiêm. Ít gặp hơn: bầm máu, huyết khối tĩnh mạch xấu, máu tụ.

- Tiêu hóa: tiêu chảy, các phản ứng ít gặp hơn gồm buôn nôn, nôn, tăng enzyme gan (LDH, SGOT, SGPT), tăng bilirubin-huyết, viêm gan tắc mật, phân có máu khi tiêu chảy, hiếm gặp viêm đại tràng có màng giả.

- Các phản ứng quá mẫn: phản ứng dạng phản vệ, phát ban. Ít gặp hơn gồm ngứa, ban mụn nước và test comb dương tính. Các biểu hiện khác ngoài da hiếm gặp, như ban đỏ đa dạng và hội chứng Steven-Johnson.

- Thận: tăng creatinine và BUN, hiếm gặp viêm bể thận.

- Hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi.

- Huyết học và hệ bạch huyết: gặp phản ứng phục hồi được, như giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và hoặc tăng bạch cầu ưa eosin (giảm bạch cầu trung tính), dễ xảy ra ở người dùng kháng sinh lâu dài với liễu cao hoặc khi phối hợp với những thuốc dễ gây ra phản ứng này.

- Các điện giải trong huyết thanh: Người có bệnh gan hoặc dùng các thuốc độc với tế bào có giảm kali máu khi dùng liều cao piperacillin (hiếm).

- Cơ xương: kéo dài thời gian giãn cơ (hiếm)

- Các phản ứng khác: Bội nhiễm, bao gồm nhiễm nấm Candida. Các biểu hiện xuất huyết.

“Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc”

Quá liều và xử trí:

Có những báo cáo hậu mãi về quá liều piperacillin/tazobactam. Phần lớn những phản ứng là do dùng liều khuyến cáo như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Khi tiêm tĩnh mạch liều cao hơn liều khuyến cáo, bệnh nhân có thể gặp kích thích thần kinh- cơ hoặc co giật.

Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng, cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Nồng độ quá cao của piperacillin hoặc của tazobactam trong huyết thanh có thể rút ra nhờ thẩm tách lọc máu. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Khi gặp kích thích vận động hoặc co giật, cân có các biện pháp hỗ trợ chung, như dùng các thuốc chống co giật (diazepam hoặc barbiturate).

Điều kiện bảo quản

Bảo quản dưới 30°C

Hạn dùng : 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Hạn dùng sau khi pha chế: 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng (25°C) hoặc 48 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C.