Có phân su trong nước ối

Tình huống lâm sàng
• Ối vỡ, nước ối màu xanh.
• Khám âm đạo thấy nước ối màu xanh.
Thời điểm khám bệnh
• Phân su trong nước ối biểu hiện tình trạng suy thai cấp. Nếu phân su nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi (hội chứng hít phân su). Vì vậy, trường hợp này cần phải được khám ngay lập tức.
Các yếu tố cần biết
• Màu sắc nước ối (xanh sệt hay xanh loãng)?

- Nước ối xanh sệt chứng tỏ có rất nhiều phân su trong nước ối, tiên lượng cho con rất xấu.
• Tim thai như thế nào?
- Nếu tim thai bất thường tiên lượng rất xấu. Cần phải chấm dứt thai kỳ ngay.
- Nếu tim thai mất (thai chết)  theo dõi sanh ngả âm đạo.
• Tuổi thai được bao nhiêu tuần?
- Tuổi thai được tính theo ngày đầu của chu kỳ kinh cuối hoặc siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ.

• Có chuyển dạ chưa ? Nếu có thì đang ở giai đoạn nào?
- Chuyển dạ thật sự bắt đầu khi cơn co tử cung đều đặn (rất khó xác định giai đoạn này). Tùy theo giai đoạn chuyển dạ người thầy thuốc sẽ đưa ra phương pháp chấm dứt thai kỳ thích hợp.
- VD: nếu CTC mở 8 cm, đầu lọt +2 -> theo dõi sanh ngả âm đạo (có thể giúp sanh bằng forceps).
• Cơn co tử cung như thế nào?
- Một trong những nguyên nhân gây suy thai là cơn co tử cung cường tính .
- Cơn co cường tính thường do: dùng oxytocin không đúng chỉ định, nhau bong non . . .
• Ngôi thai là ngôi gì?
- Nếu là ngôi mông thì phân su không phải là yếu tố chẩn đoán suy thai.
Thái độ xử trí
Phụ thuộc vào 2 yếu tố: Mức độ trầm trọng của tình trạng suy thai? Chuyển dạ ở giai đoạn nào?
► Mức độ trầm trọng của tình trạng suy thai?
- Nếu phân su nhiều trong nước ối (nước ối xanh sệt) và tim thai bất thường, tiên lượng cho thai rất xấu.
Xử trí: chấm dứt thai kỳ càng nhanh càng tốt (thường là mổ lấy thai).
- Nếu phân su ít (xanh loãng), tim thai còn trong giới hạn bình thường, chuyển dạ đang diễn tiến thuận lợi. Theo dõi sanh ngả âm đạo.
► Chuyển dạ giai đoạn nào?
- Nếu cổ tử cung mở gần trọn hoặc đang ở giai đoạn 2 của chuyển dạ thì có thể theo dõi sanh ngả âm đạo (nên giúp sanh bằng forceps ).
Các bước thực hiện
• Cho nhập viện tất cả những trường hợp có phân su trong nước ối.
• Đánh giá sức khỏe của thai: nghe tim thai, dùng monitoring sản khoa.
• Đánh giá tính chất của nước ối (xanh sệt hay xanh loãng).
• Tính tuổi thai: siêu âm của 3 tháng đầu, kinh cuối.
• Xác định giai đoạn chuyển dạ: khám âm đạo dựa vào độ mở của cổ tử cung
• Hồi sức tim thai.
• Làm xét nghiệm máu.
• Quyết định phuơng pháp và thời điểm chấm dứt thai kỳ.
• Chuẩn bị phương tiện hồi sức sơ sinh.
• Mời bác sĩ nhi khoa hỗ trợ.
Nguy cơ cho mẹ và con
Cho mẹ

• Nguy cơ mổ lấy thai.
Cho con
• Hội chứng hít phân su.
• Suy thai.
• Tử vong.

Dưới đây là tóm tắt phần mục lục của chương sản phụ khoa . để xem chi tiết mục lục Click vào đây

A. Chăm sóc trước khi có thai
B. Chăm sóc tiền sản
Chương II. CẤP CỨU
A. Sản giật.
B. Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
Chương III. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG SẢN KHOA
A. Các điểm cơ bản
B. Chuyển dạ
C. Cao huyết áp do thai
D. Suy thai
E. Mổ lấy thai
F. Vết mổ lấy thai
G. Nước ối
H. Bánh nhau
I. Dây rốn
Chương IV. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG PHỤ KHOA
A. Viêm vùng chậu
B. Khối u buồng trứng
C. Thai ngoài tử cung
D. U xơ tử cung
E. Thai trứng
F. Sẩy thai
Chương V. THUỐC THỪỜNG DÙNG
A. Sản khoa
1. Thuốc tăng co bóp cơ tử cung
2. Thuốc giảm co bóp cơ tử cung.
3. Thuốc phòng ngừa cơn sản giật
4. Thuốc hạ huyết áp dùng cho sản phụ.
5. Thuốc kích thích trưởng thành phổi cho thai.
B. Phụ khoa
1. Methotrexate (MTX)
Chương VI. TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
A. Sản khoa
1. Khám sản phụ vào chuyển dạ.
2. Ngôi mông. .
3. Tim thai bất thường
4. Sản phụ có vết mổ lấy thai.
5. Thai quá ngày.
6. Chuyển dạ sanh non.
7. Kéo dài giai đoạn 2 của chuyển dạ.
8. Ối vỡ sớm (Ối vỡ non).
9. Cơn co tử cung cường tính.
10. Thai chết trong tử cung.
11. Song thai.
12. Sa dây rốn.
13. Có phân su trong nước ối.
14. Nhau tiền đạo. .
15. Tiền sản giật.
16. Khám hậu sản.
17. Khám hậu sản tiền sản giật.
18. Khám hậu phẫu mổ lấy thai
B. Phụ kha
1. Khám phụ khoa. .
2. Khám bệnh nhân có u xơ tử cung.
3. Khám bệnh nhân có khối u buồng trứng
4. Khám bệnh nhân thai trứng
5. Khám bệnh nhân hậu thai trứng.
6. Thai ngoài tử cung
7. Khám hậu phẫu mổ phụ khoa (cắt tử cung, cắt khối u buồng trứng).
Chương VII. TRIỆU CHỨNG VÀ NGUYÊN NHÂN
A. Chăm sóc tiền sản
B. Chuyển dạ sanh
C. Hậu sản (hậu phẫu mổ lấy thai)
1. Nguyên nhân xuất huyết âm đạo bất thường
Chương VIII. THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT
A. Forceps
B. Giác hút
D. Phẫu thuật lấy thai
E. Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần
A. Hậu phẫu
B. Hậu sản
C. Nguyên nhân thường gặp
Chương X. XÉT NGHIỆM
A. Sản khoa

B. Phụ khoa
Chương XI. HỘI CHỨNG
A. Sản khoa
B. Phụ khoa
Chương XII. KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
Chương XIII. SIÊU ÂM
A. Sản khoa
B. Phụ khoa
Chương XIV. SƠ SINH
B. Hồi sức sơ sinh
C. Trẻ sơ sinh đủ tháng.
D. Thai quá ngày. .
BÀI ĐỌC THÊM
1. Thuốc ngừa thai khẩn cấp
2. Thuyên tắc ối
3. Hội chứng HELLP.