THĂM DÒ THAI , TRONG THỜI KỲ CHUYỂN DẠ


I. ĐẠI CƯƠNG THĂM DÒ THAI , TRONG THỜI KỲ CHUYỂN DẠ


Trong thời kỳ chuyển dạ, ngoài việc thăm khám về sản khoa thông thường để tiên lượng cuộc đẻ dễ hay khó, trong quá trình này người thầy thuốc cần phải đánh giá được liên tục tình trạng của thai nhi xem còn tốt hay đã bị suy.
Việc đánh giá đúng tình trạng thai nhi trong thời kỳ chuyển dạ là rất cần thiết, mục đích chính của các phương pháp thăm dò thai trong khi chuyển dạ nhằm đánh giá kịp thời và chính xác thai có bị suy hay không.


II. CƠ CHẾ SUY THAI TRONG THỜI KỲ CHUYỂN DẠ


Suy thai trong thời kỳ chuyển dạ là một loại suy cấp tính mà nguyên nhân chính là do rối loạn cơn co tử cung. Khi có cơn co tử cung thì sự trao đổi chuyển hoá giữa mẹ và con giảm đi, vì các mạch máu bị tắc nghẽn lại. Nếu cơn co có cường độ thấp (20 - 40mmHg) thì các tĩnh mạch bị nghẽn lại, nhưng máu từ các động mạch vẫn tới được các hồ huyết, nếu cường độ cơn co trên 50mmHg thì máu ở các động mạch đi tới các hồ huyết cũng bị nghẽn lại. Trong khi sổ, do cơn co mau và cường độ cao, nên tuần hoàn của tử cung rau bị giảm nhiều, thai bị thiếu oxy, lượng khí carbonic tích lại nhiều gây tình trạng nhiễm toan sinh lý. Đồng thời khi thiếu oxy các phân tử glucose chỉ giải phóng số năng lượng thấp hơn rất nhiều so với khi đủ oxy, do đó thai phải rút hết nguồn dự trữ glycogen đồng thời các chất chuyển hoá trung gian (aciđ lactic) cũng tăng lên, làm cho thai bị nhiễm toan chuyển hoá.
Để khắc phục tình trạng đó, tim thai phải đập nhanh lên nên tim thai bị suy, nguồn dự trữ glycogen cạn đi, đồng thời sự tan huyết sẽ nhiem độc các tô chức, nhất là với não, tim, phổi... dẫn đến thai bị chết.


III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA SUY THAI


Tình trạng suy thai biểu hiện ở các triệu chứng:
1. Thay đôi nhịp đập của tim thai
Phản ứng đầu tiên của thai trước sự thiếu oxy là sự co mạch ngoại biên và giãn mạch não, tim gan (đó là do cơ chế tập trung tuần hoàn).Nếu lượng oxy tiếp tục giảm, thai sẽ phản ứng bằng cách tăng nhịp tim (160 - 180 lần/phút). Nếu hiện tượng suy thai vẫn tiếp tục thì thì có lúc trong cơn co sẽ xuất hiện nhịp tim chậm cuối cùng đến giai đoạn khó phục hồi, nhịp tim chậm liên tục rồi ngừng đập.
2. Bài tiết phân su
Khi còn trong bụng mẹ, thai có phản ứng giữ phân su trong
ruột, Khi suy thai, do giảm oxy ở tổ chức, thai có động tác thở hoặc cơ vòng hậu môn bị liệt, nhu động ruột tăng nên phân su bị tống ra.
3. Rối loạn thăng bằng kiềm toan
Bình thường độ pH máu thai vào khoảng 7,25 - 7,45. Trong khi chuyển dạ bình thường, khi thai sổ do tác dụng của cơn co tử cung nên pCO2 hơi tăng một ít, dự trữ kiềm giảm đi ít nhiều, pH hơi giảm trong phạm vi cho phép, gọi là độ nhiễm toan sinh lý, nhưng nếu thai suy thì độ pH máu sẽ giảm xuống dưới 7,20.


IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN PHÁT HIỆN SUY THAI


1. Theo dõi cơn co tử cung
Người ta có thể sờ tay lên tử cung hay nhân xét tính chất đau của sản phụ để đánh giá cơn co tử cung. Bình thường trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, cơn co dài khoảng 15 - 20 giây, tần số trong 10 phút là 3 lần. Khi cổ tử cung mở hết, cơn co dài khoảng 30 - 40 giây, tần số là 4 - 5 lần trong 10 phút.
Nếu cơn co cường tính thì thời gian sẽ dài hơn và khoảng cách giữa hai cơn co sẽ ngắn hơn. Nhưng phương pháp này không thể chính xác vì những yếu tố khác như thành bụng dày, nhiều ối, trương lực cơ tử cung cao..
2. Theo dõi tim thai bằng ống nghe

Với ống nghe tim thai thường, người ta có thể theo dõi được nhịp tim thai. Thông thường nhịp tim thai vào khoảng 1401ần/phút. Nếu nhịp tim thai trên 100 và dưới 1201ần/phút là có nguy cơ suy thai. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là không theo dõi được liên tục nhịp tim thai.
3. Thời gian của cuộc chuyển dạ
Thời gian xoá mở cổ tử cung đối với con so khoảng 7 - 10 giờ, con rạ khoảng 3 - 6 giờ. Thời gian sổ thai đối với người con so từ 45 - 60 phút, con rạ 10 - 20 phút. Nếu thời gian chuyển dạ quá lâu thì dễ gây suy thai.
4. Theo dõi phân su
Nếu thấy phân su hoà cùng nước ốì (ối màu xanh) là có dấu hiệu suy thai (trừ trường hợp ngôi ngược).


V. CÁC PHƯƠNG PHÁP THĂM DÒ THAI HIỆN ĐẠI


Trong những năm gần đây, do có tiến bộ của các ngành khoa học, người ta đã phát minh ra được những phương pháp thăm dò thai có giá trị,
1. Soi ối
Như đã nói trong bài trước, (thăm dò thai trong thời kỳ có thai), soi ối là phương pháp theo dõi màu sắc của nước ối. Khi có lẫn phân su nước ối màu xanh, từ xanh nhạt đến xanh đậm tuỳ theo độ phần su nhiều hay ít trong nước ối. Nhưng bản thân dấu hiệu này không hoàn toàn có giá trị tuyệt đốì, mà cần phải theo dõi các dấu hiệu khác, trừ khi trước đó soi ối có màu trắng, nhưng sau soi lại nước ối đã đổi màu. Soi ối còn có tác dụng trong tường hợp nghi ối vỡ non, cổ tử cung chưa xoá mở.
2. Đo và ghi cơn co
Người ta có thể dùng một quả bóng nhỏ để đưa vào buồng tử cung, hoặc dùng một trông nhỏ áp vào thành bụng có dây dẫn tới hệ thống tự ghi trên một băng giấy chuyển động. Bình thường cơn co vào khoảng từ 28 - 50mmHg. Ngoài ra cần xem tác dụng của cơn co đối với độ xoá mở của cổ tử cung.
3. Nghe và ghi nhịp tim thai
Ngày nay người ta có thể dùng máy tăng âm và lọc nhiễu để giúp cho việc nghe tiếng tim thai được mạnh và rõ. Ngoài ra người ta còn có thể ghi được nhịp tim thai lên một băng giây bằng các phương pháp: tâm thanh ký (phonocardiographie), tâm siêu âm ký (ultrasonocardiographie) hay điện tâm ký (électro - cardiographie).
4. Monitor sản khoa

Trong thực tế người ta thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa cơn co tử cung và nhịp tim thai, do đó người ta đã sử dụng máy Monitor sản khoa để có thể ghi cùng một lúc cả cơn co tử cung và nhịp tim thai thành hai đường biểu diễn song song. Theo dõi tình hình nhịp tim thai với cơn co tử cung trong cùng thời gian sẽ cho phép đánh giá khá chính xác tình trạng thai nhi.
Sự thay đổi của nhịp tim thai ngắn trong vòng 10 phút mới chịu ảnh hưởng của cơn eo tử cung. Sự biến đổi nhanh khi cố cơn co thì không đáng ngại, sự biến đổi chậm dưới ảnh hưởng của cơn co mới có giá trị về tiên lượng.
Theo Caldeyro - Barcia, các nhịp chậm nhất gọi là Dip.
- Dip I: khi hai đỉnh của nhịp tim chậm và cơn eo tử cung cùng xảy ra một lúc hay chênh lệch 3-18 giây và mất khi hết cơn co.
Thường do đầu thai nhi bị chèn ép khi có cơn co gây nên, nếu cơn co có biên độ cao và kéo dài thì có thể làm giảm lưu lượng tuần hoàn ở vùng đầu và cổ của thai nhi.
- Dip II: khi đỉnh nhịp tim thai chậm 18 - 60 giây so với đỉnh cơn co tử cung. Xảy ra khi có hiện tượng thiếu oxy ở não.
- Dip biến đổi: khi nhịp chậm của tim thai không hoàn toàn liên quan tới cơn co nữa mà nhịp tim thay đổi từ cơn co này sang cơn co khác, người ta cho đó là sự phối hợp giữa Dip
I và Dip II; có thể xảy ra do dây rau bị chèn ép, nhưng dù sao cũng là báo hiệu tiện lương xấu.
5. Vi định lượng máu thai nhi
Saling là người đầu tiên áp dụng phương pháp vi định lượng để đo pH máu thai nhi. Với phương pháp chích máu ở da đầu và hút vào ống mao dẫn, rồi định lượng trong 30 phút đầu thì độ pH, độ bão hoà oxy và nồng độ CO2 không bị thay đổi mấy (phương pháp này tương đối chính xác).
Tuy hiện nay có nhiều phương pháp để xác định sự suy thai trong chuyển dạ, nhưng điều quan trọng vẫn là phải theo dõi chu đáo trên lâm sàng và qua đó sẽ có quyết định làm các thăm dò phối hợp để xác định, không thể chỉ dựa vào một phương pháp nào đó mà phải phối hợp nhiều phương pháp mới có giá trị chẩn đoán chính xác vì mỗi phương pháp có những nhược điểm riêng của nó, sự phối hợp các phương pháp sẽ bổ khuyết được những nhược điểm đó.