VẬT LÝ TRỊ LIỆU HÔ HẤP - GIẢI QUYẾT Ứ ĐỌNG ĐỜM NHỚT Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Vật lý trị liệu (VLTL) hô hấp là một phương pháp điều trị cần thiết trong trường hợp tắc nghẽn đường hô hấp do ứ đọng đờm nhớt, thường gặp trong các dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do nằm lâu, viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, xẹp phổi.

Phương pháp VLTL hô hấp là phương pháp điều trị hỗ trợ, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị, điều dưỡng.

II. CHẨN ĐOÁN

• Việc chẩn đoán bệnh lý hô hấp: thuộc phạm vi của bác sĩ điều trị.

• Việc lượng giá của chuyên viên VLTL: nhằm xác định tình trạng tắc nghẽn do ứ đọng đờm nhớt và đánh giá tình trạng chung của bệnh nhân để có quyết định, chọn lựa kỹ thuật điều trị.

1. Hỏi bệnh

• Sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi.

• Ăn uống, giấc ngủ.

• Đã dùng thuốc bao nhiêu ngày? Có dùng kháng sinh, long đờm, hay thuốc dãn phế quản? (có thể xem các đơn thuốc).

• Có bệnh khác kèm theo: viêm tai, trào ngược dạ dày thực quản (xem sổ sức khoẻ, hồ sơ bệnh án nếu có).

2. Khám lâm sàng

• Tổng trạng, da niêm.

• Dấu hiệu sinh tồn: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ. Quan trọng là nhịp thở và cách thở.

• Kiểm tra sự thông thoáng của đường hô hấp trên.

• Hình dáng và sự di động của lồng ngực.

• Dấu hiệu khó thở: thở nhanh, thở co lõm, phập phồng cách mũi, tím tái.

• Nghe âm bệnh lý phổi.

• Số lượng và tính chất, màu sắc của đờm nhớt (có thể đánh giá trong quá trình thực hiện kỹ thuật).

3. Cận lâm sàng

Thường cần thiết tham khảo kết quả cận lâm sàng đối với bệnh nhân nội trú, bệnh nhân có xẹp phổi, bệnh nhân có thiếu máu kèm theo.

• X-quang.

• Xét nghiệm công thức máu: chú ý tiểu cầu (PLT), Hemoglobin (HGB).

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

• Thông đờm.

• Thông khí.

2. Điều trị Vật lý trị liệu

2.1. Viêm đường hô hấp trên

• Kỹ thuật thông mũi họng với nước muối NaCl 0,9%

• Khích thích ho/khạc đờm.

2.2. Viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản: thông mũi họng nếu có tắc nghẽn đường hô hấp trên và tình trạng bệnh nhân cho phép: trong trường hợp không có dùng các phương tiện hỗ trợ hô hấp. Sau đó chọn lựa thực hiện các kỹ thuật VLTL sau đây:

• Kỹ thuật giảm thể tích tốc độ chậm.

• Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra (lưu ý không áp dụng kỹ thuật này cho bệnh nhân Viêm tiểu phế quản).

• Kích thích ho/khạc đờm hoặc hút đờm (hút đờm phối hợp với điều dưỡng).

2.3. Xẹp phổi

• Thông mũi họng nếu có tắc nghẽn đường hô hấp trên.

• Tư thế thông đờm đặt từ 05 - 10 phút trước khi thực hiện các kỹ thuật tiếp theo.

• Kỹ thuật giảm thể tích.
• Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra.
• Kích thích ho/khạc đờm hoặc hút đờm.

}

Theo dõi sát BN không để kỹ
thuật này làm xấu đi tình trạng BN đang bị xẹp phổi.

• Chọn lựa cách tập thở tùy theo tình trạng bệnh nhân có hợp tác hay không hợp tác.

• Tư thế thông khí duy trì 05 - 10 phút khi kết thúc buổi tập.

IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH VLTL HÔ HẤP

• Sốt cao > 39oC.

• Tất cả các trường hợp có ho ra máu, có cơn đau cấp, có tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu, và lao đang tiến triển.

• Bệnh nhân ở giai đoạn đầu phù não, xuất huyết não và có bất thường động tĩnh mạch não.

• Tình trạng huyết động học không ổn định:

- Tiểu cầu < 70.000/mm3

- Hb < 10 g/dL.

- SpO2 < 85%.

V. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN VLTL HÔ HẤP

• Thực hiện tốt nhất là sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ. Thực hiện 1 hoặc 2 lần/ngày tùy theo tình trạng bệnh nhân ứ đọng đờm nhớt ít hay nhiều.

• Chia ra nhiều lần tập ngắn nếu tình trạng bệnh nhân chịu đựng toàn bộ buổi tập kém cũng như đối với trẻ sơ sinh non tháng.

• Thận trọng đối với bệnh nhân mất phản xạ ho hay phản xạ ho quá yếu vì nguy cơ nghẹt đờm nên cần phối hợp với điều dưỡng hút đờm nhanh chóng trong quá trình tập.

• Cẩn thận trong trường hợp bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản: tránh thao tác gây tăng áp lực ổ bụng.

• Nếu bệnh nhân đang thở oxy, nên tăng lượng oxy trong khi tập (giữ mức SpO2 ≥ 90%) và trả lại mức cũ khi bệnh nhân trở về tình trạng ổn định như trước đó.

• Nếu bệnh nhân thở máy qua nội khí quản, nên phối hợp với điều dưỡng bóp bóng khi thực hiện VLTL hô hấp.

• Không dùng thuốc long đờm, loãng đờm trong thời gian áp dụng phương pháp VLTL hô hấp này.

VI. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

• Bệnh nhân được điều trị VLTL liên tục mỗi ngày cho đến hết tình trạng tắc nghẽn do đờm nhớt. Lâm sàng bệnh nhân hết nghẹt mũi, ho, khò khè, đờm nhớt giảm dần, ăn và ngủ dễ hơn, phổi nghe không còn âm bệnh lý.

• Theo dõi dấu hiệu khó thở trong quá trình thực hiện kỹ thuật. Nếu bệnh nhân có khó thở tăng, tím tái hoặc SpO2 giảm < 85% không hồi phục thì thông báo ngay với Bác sĩ và ngừng VLTL đe kịp thời xử trí.

• Thông báo kịp thời với bác sĩ điều trị về kết quả VLTL cũng như cần những thông tin phản hồi từ phía bác sĩ trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh nhân.