THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI Ở TRẺ EM

Thở áp lực dương liên tục qua mũi (Nasal Continuous Positive Airway Pressure: NCPAP) là phương pháp hỗ trợ hô hấp không xâm lấn được chỉ định ở bệnh nhân suy hô hấp còn tự thở thất bại với oxy bằng cách duy trì đường thở một áp lực dương liên tục suốt chu kỳ thở.

Hiệu quả của thở CPAP là giảm tỉ lệ bệnh nhân đặt nội khí quản thở máy, giảm tử vong.

I. TÁC DỤNG

Ở bệnh nhân có giảm độ giãn nở (compliance) của phổi:

• Giúp các phế nang không xẹp cuối thời kỳ thở ra làm tăng dung tích cặn chức năng, tăng trao đổi khí, tăng oxy máu.

• Giảm công hô hấp do phế nang không xẹp cuối thì thở ra, luồn khí cùng chiều với hít vào, hết thở nhanh.

• Mở các phế quản nhỏ phòng ngừa và điều trị xẹp phổi.

• Giảm dịch từ mao mạch vào phế nang điều trị phù phổi.

II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

• Cai máy thở: đây là phương pháp hỗ trợ trung gian ít xẹp phổi hơn so với thở ống T. Có thể bắt đầu cai máy bằng cách thở CPAP qua nội khí quản, khi bệnh nhân đáp ứng tốt thì rút nội khí quản và thở CPAP qua canuyn.

2. Chống chỉ định: ít có chống chỉ định ngoại trừ

• Tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu.

• Sốc giảm thể tích.

III. DỤNG CỤ

Hệ thống áp lực dương liên tục qua mũi với van Benveniste (xem hình 3.1):

• Nguồn khí: Oxy, khí nén và bộ phận trộn khí.

• Bình làm ấm, ẩm và hệ thống dây dẫn.

• Van Benveniste, canuyn 2 mũi S: sơ sinh; M: 3-10 tuổi; L: > 10 tuổi.

Hình 3.1. Hệ thống thở áp lực dương liên tục qua mũi

thở áp lực dương liên tục qua mũi

IV. Kỹ thuật

1. Chọn thông số ban đầu

• Chọn áp lực CPAP ban đầu theo tuổi:

- Trẻ sơ sinh, nhũ nhi : 4cmH2O (12 lít/phút)

- Trẻ 1-10 tuổi : 4-6cmH2O (12-14 lít/phút)

- Trẻ > 10 tuổi : 6cmH2O (14 lít/phút)

Lưu lượng (lít/phút)

Áp lực (cmH2O)

10

3

12

4

14

6

16

8,5

18

11

• Chọn tỉ lệ oxy trong khí hít vào (FiO2): tùy tình trạng suy hô hấp:

- Thường bắt đầu với: FiO2 = 40%.

- Tím tái: FiO2 = 100%.

Tỉ lệ oxygen/khí hít vào (Fraction of inspired O2: FiO2%)
Lưu lượng chung (lít/phút)

THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI

2. Điều chỉnh áp lực và FiO2

Tùy theo đáp ứng lâm sàng và SaO2 phải tăng áp lực trước tăng FiO2:

• Bắt đầu tăng áp lực mỗi 1 - 2 cmH2O mỗi 15 - 30 phút cho đến mức áp lực là ỉ u 8 cmH2O.

• Tăng FiO2 mỗi 10%, mỗi 15 - 30 phút cho đến mức FiO2 là 80%. ;→

• Tăng áp lực mỗi 1-2 cmH2O mỗi 15-30 phút cho đến mức áp lực là 10 cmH2O.

• Xem xét đặt NKQ, thở máy khi thất bại với áp lực 10cmH2O và FiO2 80%.

• Hoặc tăng FiO2 mỗi 10%, mỗi 15-30 phút cho đến mức FiO2 là 100%.

Mức áp lực tối đa thở CPAP là 10 cmH2O vì áp lực > 10 cmH2O thường gây biến chứng tràn khí màng phổi và nên giữ FiO2 < 60% để tránh tai biến oxy liều cao.

3. Cai thở CPAP

Khi bệnh nhân ổn định nhiều giờ kèm bệnh lý gây suy hô hấp cải thiện:

• Bắt đầu giảm áp lực 1 cmH2O mỗi 30 phút đến áp lực 8 cmH2O.

• Giảm FiO2 10% mỗi 30 phút đến FiO2 40%.

• Giảm áp lực 1 cmH2O mỗi 30 phút đến áp lực 4 cmH2O.

• Thở oxy qua canuyn. Giữ nhiệt độ khí đưa vào 330 ± 10C.

IV. ĐÁP ỨNG TỐT VỚI CPAP

• Trẻ nằm yên.

• Hồng hào.

• Hết rút lõm ngực.

• Nhịp thở trở về bình thường.

• SpO2 92-96%.

• Khí imáu PaO2 60-80 mmHg, PaCO2 40 - 45 mmHg, pH 7,3 - 7,4.

V. THẤT BẠI VỚI CPAP

• Ngừng thở, cơn ngừng thở.

• SaO2 < 91%aO2 < 60 mmHg với áp lực 10 cmH2O và FiO2 80 -100%.

• PaCO2 > 55 mmHg.

• Riêng 2trong sốt xuất huyết, thất bại CPAP khi: áp lực 12 cmH20 và FiO2 100% do ở trẻ lớn và thời gian thở CPAP ngắn không quá 48 giờ.

Các bệnh nhân thất bại thở CPAP cần được đặt nội khí quản giúp thở.

VI. BIẾN CHỨNG

ít gặp và thường chỉ gặp với áp lực > 10 cmH2O.

• Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.

• Sốc là hậu quả của việc cản trở máu tĩnh mạch về tim, giảm thể tích đổ đầy thất cuối tâm trương làm giảm cung lượng tim.

• Tăng áp lực nội sọ: do áp lực dương trong lồng ngực hoặc do cố định canuyn quanh mũi quá chặt cản trở máu tĩnh mạch vùng đầu trở về tim. Do đó không nên chỉ định trong trường hợp bệnh thần kinh trung ương, nhất là các trường hợp tăng áp lực nội sọ.

• Chướng bụng do hơi vào dạ dày có thể gây nôn ói, viêm phổi hít. Để hạn chế có thể đặt sonde dạ dày dẫn lưu.

thông số cpap