GÂY MÊ VÀ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U TỦY THƯỢNG THẬN Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

• U tủy thượng thận là u tế bào ưa chrom.

• U sản xuất nhiều cathecholamin: noradrenalin, Adrenalin.

• Khoảng 90% là ở một bên, 10% còn lại là hai bên.

• Khoảng 90% là ở tủy thượng thận, số còn lại là ở vỏ thượng thận. 90% là lành tính.

• Triệu chứng của bệnh là triệu chứng do tăng cathecholamin. Với bất kỳ một stress nào cũng làm tăng cathecholamin dẫn tới tăng huyết áp hay rối loạn nhịp tim.

II. CHUẨN BỊ TRƯỚC MỔ

1. Chuẩn bị bệnh nhân

• Cần xác định rõ vị trí, kích thước, số lượng của khối u bằng: CT hay MRI.

• Đánh giá tim mạch: XQ, ECG, siêu âm tim màu.

• Kiểm tra: nhóm máu, chức năng đông máu, ion đồ, chức năng gan thận.

- Cathecholamin/niệu.

- 17 ketosteroid niệu.

- Cortisol/máu.

- Aldosterrone.

• Với bệnh nhân: cần kiểm soát tình trạng cao huyết áp bằng thuốc ức chế alpha, ổn định HA 2- 4 tuần trước khi mổ.

• Điều trị rối loạn nhịp tim nếu có.

2. Chuẩn bị thuốc và dụng cụ

• Hạ huyết áp.

- Phentolamin hoặc Labetolol (Trandate) (TM).

- Nitroprussid de sodium (TM).

• Chống loạn nhịp:

- Lidocain 2% ' (TM.)

- Propranolol (Avlocardyl) (TM).

• Vận mạch:

- Norepinephrin hoặc Phenylephrin (TM).

- Dopamin, Dobutamin (TTM).

• Corticoid: Hydrocortison acetate (TM).

• Máy móc và dụng cụ:

- Monitor theo dõi ECG liên tục.

- Pulse oxymeter.

- Dụng cụ đo huyết áp động mạch xâm lấn.

- Dụng cụ đo CVP.

- Dụng cụ gây tê ngoài màng cứng.

3. Khám tiền mê

• Đăng ký máu cùng nhóm.

• Khám tổng quát.

• Đánh giá lại việc chuẩn bị bệnh trước phẫu thuật như kiểm soát huyết áp, nhịp tim, việc dùng Corticoid đêm trước phẫu thuật.

• Đo lại huyết áp và nhịp tim ngay trước khi đưa vào phòng mổ.

III. TRONG LÚC PHẪU THUẬT

1. Chuẩn bị NITROPRUSSIATE

• Pha như Dopamin: Nitroprussiate (mg) = (trọng lượng x 3) (mg)/50 ml hay Dextrose 5% → 1 ml/h tương đương 1 μg/kg/phút.

• Bảo vệ dung dịch thuốc pha tránh ánh sáng.

• Triways: gần đường truyền TM nhất nếu có thể để nhanh chóng đưa thuốc vào cơ thể và chấm dứt tác dụng của thuốc khi ngừng truyền, tránh việc thuốc còn trong dây nối dài.

• Liều dùng khi cao huyết áp: 0,1 μg/Kg/phút, tăng dần đến 10 μg/Kg/phút.

• Tổng liều < 1,5 mg/Kg trong 2 - 3 giờ.

2. Tiền mê và các thuốc trước phẫu thuật

• Midazolam: 0,1 mg/Kg(TM).

• Fentanyl: 2 μg/kg (tM).

• Kháng sinh trước mổ.

• Hydrocortison: 2 mg/Kg (TM) (tối đa 100mg).

• Lidocain: 2 mg/kg (TM).

3. Dẫn đầu

• Cho bệnh nhân thở oxy 100%.

• Sevofluran hoặc Etomidate hoặc Propofol.

• Sau khi dẫn đầu úp mask cho thở oxy và duy trì thêm Isofluran cho bệnh nhân ngủ sâu để tiến hành các thủ thuật theo thứ tự sau:

- Chích động mạch.

- Đặt sonde tiểu.

- Đặt NKQ (cho dãn cơ Rocuronium: 0,6 mg/Kg (TM) hay Vecuronium: 0,1 mg/Kg (TM)).

- Canography.

- Luồn catheter khoang ngoài màng cứng T12 - L1 (nếu có chỉ định).

- Đặt CVP.

4. Duy trì

• Thuốc mê: Isofluran.

• Thuốc giảm đau: Fentanyl, Marcain (nếu gây tê khoang ngoài màng cứng).

• Giãn cơ: Vecuronium hoặc Rocuronium.

• Hydrocortison: 100mg/100ml NSS (24 giờ).

5. Theo dõi liên tục

• Pulse oxymeter.

• ECG.

• NIBP.

• CVP.

• IBP.

• Capnography.

• Đường huyết.

• Nước tiểu.

• Theo dõi liên tục huyết động trong cuộc mổ chú ý các thời điểm dẫn đầu, đặt NKQ, lúc bóc tách và cắt bướu, (rối loạn nhịp tim, tăng HA), sau khi cắt bướu (rối loạn nhịp tim, tụt HA).

• Nếu cao HA: Nitroprussid hoặc Phentolamin hoặc labetolol.

• Nếu tụt HA: bù dịch, bù máu nếu mất máu hoặc Hydrocortison hoặc Dopamin tùy diễn tiến (đánh giá chính xác để dùng thuốc và kết hợp thuốc)

• Nếu nhịp nhanh hoặc ngoại tâm thu thất: Propranolol hoặc Lidocain tùy diễn tiến.

IV. HẬU PHẪU

• Chuyển bệnh nhân ra ICU lúc bệnh nhân còn ngủ sâu.

• Tiếp tục theo dõi dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt chú ý tới huyết áp và nhịp tim.

• Tiếp tục dùng Corticoid.

• Dùng thuốc và điều chỉnh thuốc tùy theo diễn tiến của bệnh.

• Giảm đau hậu phẫu Acetaminophen 10 - 15 mg/kg (TM).

V. AN TOÀN LÂM SÀNG

• Điều trị rối loạn nhịp tim và ổn định HA 2- 4 tuần trước khi mổ sẽ hạn chế rất nhiều các biến chứng trong lúc phẫu thuật.

• Hội chẩn liên khoa trước phẫu thuật để lên kế hoặch chuẩn bị và phẫu thuật.

• Cần có sự tham gia và phối hợp của BS tim mạch trong lúc phẫu thuật.

• Phải chuẩn bị các thiết bị và thuốc đầy đủ.

• Phải theo dõi sát vì các biến chứng xảy ra nhanh và diễn biến phức tap.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA, TIM MẠCH, NGOẠI KHOA - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

NGOẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC

ĐẶC ĐIỂM HỒI SỨC SAU MỔ MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM
GÂY TÊ VÙNG Ở TRẺ EM
GÂY TÊ KHOANG XƯƠNG CÙNG Ở TRẺ EM
GÂY MÊ
GÂY MÊ NHI KHOA
BÙ DỊCH VÀ TRUYỀN MÁU TRONG LÚC GÂY MÊ Ở TRẺ EM
NHỊN ĂN UỐNG TRƯỚC KHI GÂY MÊ Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ BỊ SUYỄN
GÂY MÊ HỔI SỨC CHO PHẪU THUẬT CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
GÂY MÊ HỔI SỨC CHO PHẪU THUẬT ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ
VÔ CẢM CHO BỆNH NHÂN ĐÓNG CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT THÔNG LIÊN NHĨ Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRONG BỆNH LÝ VÕNG MẠC Ở TRẺ NON THÁNG - TRẺ EM
GÂY MÊ CHO TRẺ EM SUY GAN
GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN CÓ SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT LÕM NGỰC Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO TRẺ DỊ DẠNG NANG TUYẾN BẨM SINH
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U GAN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U TRUNG THẤT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ BỊ BƯỚU TÂN DỊCH VÙNG CỔ
GÂY MÊ HỒI SỨC TRÊN TRẺ BÉO PHÌ
GÂY MÊ BỆNH NHÂN SỬ DỤNG CORTICOIDS (BỔ SUNG CORTICOIDS)
ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN Ở TRẺ EM CÓ DẠ DÀY ĐẦY
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHẢY MÁU MUỘN SAU CẮT AMIDAN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC GẮP DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
GÂY MÊ Ở TRẺ EM BỊ HEMOPHILIA
GÂY MÊ BỆNH NHI THALASSEMIA Ở TRẺ EM
GÂY MÊ BỆNH NHÂN HẸP MÔN VỊ PHÌ ĐẠI Ở TRẺ EM
GÂY MÊ MỔ TẮC RUỘT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ VÀ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U TỦY THƯỢNG THẬN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ EM MẮC BỆNH HIRSCHSPRUNG
GÂY MÊ TRONG MỔ NỘI SOI Ổ BỤNG Ở TRẺ EM
GÂY MÊ NỘI SOI TIÊU HÓA TRÊN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ NỘI SOI TIÊU HÓA DƯỚI Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ EM BỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MASK THANH QUẢN Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CO THẮT THANH QUẢN Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HẠ HUYẾT ÁP CHỈ HUY Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VÔ CẢM CHO BỆNH NHÂN BỆNH BẠCH CẦU Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG THÂN NHIỆT ÁC TÍNH Ở TRẺ EM
VÔ CẢM CHỤP CẮT LỚP Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO TRẺ BẠI NÃO
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HẬU PHẪU LỒNG NGỰC Ở TRẺ EM
RÚT NỘI KHÍ QUẢN SAU GÂY MÊ TẠI PHÒNG HỒI TỈNH Ở TRẺ EM
SĂN SÓC HỆ THỐNG DẪN LƯU
SĂN SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM
CÁC BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT BỤNG Ở TRẺ EM
HỒI SỨC TRẺ EM SAU MỔ TIM HỞ
MỘT SỐ BIẾN CHỨNG NGAY SAU MỔ TIM Ở TRẺ EM - PHÒNG NGỪA, XỬ TRÍ