GÂY MÊ TRẺ BỊ BƯỚU TÂN DỊCH VÙNG CỔ

I. ĐẶC ĐIỂM

• Thường ở vùng cổ, có thể lan xuống nách, trung thất.

• Có thể biến dạng vùng hầu họng, chèn ép khí quản, tiên lượng đặt NKQ khó.

• Dễ bị viêm hô hấp tái đi tái lại.

• Thời gian phẫu thuật kéo dài, có thể mất máu nhiều, khả năng tái phát cao.

II. CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT

1. Khám tiền mê

• Tổng trạng, tình trạng hô hấp, tình trạng thiếu máu,...

• Quan sát bướu: kích thước, vị trí, giới hạn, chèn ép, tắc nghẽn đường thở,.

• Tiên lượng đặt NKQ và dự trù máu.

2. Xét nghiệm

X-quang lồng ngực, Echo, chức năng đông máu toàn bộ,.

3. Chuẩn bị

Đèn soi thanh quản, mandrin, máy đo huyết áp, kềm Magill, ống nghe thực quản, SaO2, Capnography, huyết áp động mạch trực tiếp,.

III. TRONG LÚC PHẪU THUẬT

• Lập ít nhất hai đường truyền tốt.

• Kháng sinh dự phòng: Cephalosporin thế hệ 1: 30 mg/Kg (TM).

• Nếu bướu nhỏ, dẫn đầu với thuốc mê tĩnh mạch hay thuốc mê hô hấp, đặt NKQ có dãn cơ.

• Nếu tiên lượng đặt NKQ khó thì tiến hành như sau:

- Sơ sinh: Tiền mê Atropin, Midazolam, cho thở Oxy, đặt NKQ tỉnh.

- Trẻ lớn: Tiền mê Atropin, Midazolam, cho thở Oxy.

- Dẫn đầu bằng Sevofluran đến giai đoạn mê độ 3, đặt đèn soi thanh quản, nếu thấy rõ hai dây thanh có thể cho ngủ lại và đặt NKQ với dãn cơ.

- Nên đặt NKQ đường mũi nếu bướu xâm lấn vùng hầu miệng.

- Cố định ống NKQ bằng băng keo hay khâu bằng chỉ phẫu thuật.

- Theo dõi bằng monitor: SaO2, ECG, NIBP, Capnography có vai trò quan trọng trong lúc phẫu thuật nhằm phát hiện sút ống NKQ do thao tác, tư thế đầu bệnh nhân thay đổi,...

• Chú ý:

- Lượng máu mất, bù dịch và máu kịp thời.

- Lúc phẫu thuật viên bóc tách vùng động mạch chủ cổ, kích thích thần kinh phế vị có thể gây phản xạ đối giao cảm làm chậm nhịp tim hay ngừng tim. ECG phát hiện các thay đổi nhịp tim. Báo phẫu thuật viên ngừng thao tác, Atropin (TM) tùy theo đáp ứng lâm sàng.

- Theo dõi tai biến sút ống NKQ bằng capnography, lâm sàng, các thông số máy giúp thở.

IV. SAU PHẪU THUẬT

• Thông báo cho phòng hồi tỉnh hay khoa hậu phẫu nếu đặt NKQ khó.

• Nếu bướu nhỏ có thể rút ống NKQ bình thường, theo dõi sát hô hấp sau đó.

• Nếu bướu lớn, thời gian bóc tách kéo dài có chỉ định hỗ trợ hô hấp sau

phẫu thuật.

• Giảm đau sau phẫu thuật bằng Acetaminophen 10 - 15 mg/kg (TM).

V. BIẾN CHỨNG

1. Phù nề thanh quản

Khó thở sau khi rút ống NKQ, có thể gây suy hô hấp.

• Nằm đầu cao, thở Oxy ẩm.

• Hydrocortison 2 mg/Kg (TM) hay Dexamethason 0,5 mg/Kg (TM).

• Phun khí dung có Epinephrin (2,25%) 0,5 ml trong 1,5 ml NaCl 0,9%, lặp lại từ 20 phút đến 4 giờ nếu cần.

2. Liệt hai dây thanh âm

• Liệt một bên: nói khàn, giọng yếu.

• Liệt hai bên: tắc nghẽn hô hấp, thở rít. Thông khí áp lực dương, đặt lại NKQ.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA, TIM MẠCH, NGOẠI KHOA - BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1

NGOẠI KHOA GÂY MÊ HỒI SỨC

ĐẶC ĐIỂM HỒI SỨC SAU MỔ MỘT SỐ BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM
GÂY TÊ VÙNG Ở TRẺ EM
GÂY TÊ KHOANG XƯƠNG CÙNG Ở TRẺ EM
GÂY MÊ
GÂY MÊ NHI KHOA
BÙ DỊCH VÀ TRUYỀN MÁU TRONG LÚC GÂY MÊ Ở TRẺ EM
NHỊN ĂN UỐNG TRƯỚC KHI GÂY MÊ Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ BỊ SUYỄN
GÂY MÊ HỔI SỨC CHO PHẪU THUẬT CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH
GÂY MÊ HỔI SỨC CHO PHẪU THUẬT ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ
VÔ CẢM CHO BỆNH NHÂN ĐÓNG CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT THÔNG LIÊN NHĨ Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT TỨ CHỨNG FALLOT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRONG BỆNH LÝ VÕNG MẠC Ở TRẺ NON THÁNG - TRẺ EM
GÂY MÊ CHO TRẺ EM SUY GAN
GÂY MÊ CHO BỆNH NHÂN CÓ SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN
GÂY MÊ HỒI SỨC TRONG PHẪU THUẬT LÕM NGỰC Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO TRẺ DỊ DẠNG NANG TUYẾN BẨM SINH
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U GAN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U TRUNG THẤT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ BỊ BƯỚU TÂN DỊCH VÙNG CỔ
GÂY MÊ HỒI SỨC TRÊN TRẺ BÉO PHÌ
GÂY MÊ BỆNH NHÂN SỬ DỤNG CORTICOIDS (BỔ SUNG CORTICOIDS)
ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN Ở TRẺ EM CÓ DẠ DÀY ĐẦY
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU NGOÀI MÀNG CỨNG Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHẢY MÁU MUỘN SAU CẮT AMIDAN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC GẮP DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Ở TRẺ EM
GÂY MÊ Ở TRẺ EM BỊ HEMOPHILIA
GÂY MÊ BỆNH NHI THALASSEMIA Ở TRẺ EM
GÂY MÊ BỆNH NHÂN HẸP MÔN VỊ PHÌ ĐẠI Ở TRẺ EM
GÂY MÊ MỔ TẮC RUỘT Ở TRẺ EM
GÂY MÊ VÀ HỒI SỨC CHO PHẪU THUẬT U TỦY THƯỢNG THẬN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ EM MẮC BỆNH HIRSCHSPRUNG
GÂY MÊ TRONG MỔ NỘI SOI Ổ BỤNG Ở TRẺ EM
GÂY MÊ NỘI SOI TIÊU HÓA TRÊN Ở TRẺ EM
GÂY MÊ NỘI SOI TIÊU HÓA DƯỚI Ở TRẺ EM
GÂY MÊ TRẺ EM BỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MASK THANH QUẢN Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CO THẮT THANH QUẢN Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HẠ HUYẾT ÁP CHỈ HUY Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VÔ CẢM CHO BỆNH NHÂN BỆNH BẠCH CẦU Ở TRẺ EM
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TĂNG THÂN NHIỆT ÁC TÍNH Ở TRẺ EM
VÔ CẢM CHỤP CẮT LỚP Ở TRẺ EM
GÂY MÊ HỒI SỨC CHO TRẺ BẠI NÃO
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HẬU PHẪU LỒNG NGỰC Ở TRẺ EM
RÚT NỘI KHÍ QUẢN SAU GÂY MÊ TẠI PHÒNG HỒI TỈNH Ở TRẺ EM
SĂN SÓC HỆ THỐNG DẪN LƯU
SĂN SÓC DẪN LƯU MÀNG PHỔI Ở TRẺ EM
CÁC BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT BỤNG Ở TRẺ EM
HỒI SỨC TRẺ EM SAU MỔ TIM HỞ
MỘT SỐ BIẾN CHỨNG NGAY SAU MỔ TIM Ở TRẺ EM - PHÒNG NGỪA, XỬ TRÍ