PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ PHỎNG MẮT Ở TRẺ EM

I. ĐẠI CƯƠNG

Phỏng mắt có thể do hóa chất, nhiệt, tia. Hóa chất acid (acid bình, acid acetic, acid clohydric, acid sulfuaric), base (CaO, NH3, NaOH, KOH). Phỏng nhiệt (nước sôi, than, tàn thuốc). Phỏng tia: tia cực tím, tia ion hóa. Mức độ nặng phụ thuộc vào nồng độ, thời gian tiếp xúc vào độ pH của hóa chất.

II. CHẨN ĐOÁN

1. Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: tiếp xúc tác nhân gây phỏng, thời gian tiếp xúc, xử trí trước khi nhập viện.

b. Khám

• Đau dữ dội, chảy nước mắt sống, co quắp mi là hậu quả của sự kích thích trực tiếp những đầu thần kinh phân bố trong biểu mô giác mạc.

• Da mi mắt đỏ và sưng nhẹ mi mắt hoặc nặng hơn có bóng dịch hoại tử, da màu trắng xám.

• Kết mạc cương tụ nhẹ hoặc hoại tử kết mạc.

• Giác mạc hơi mờ nhẹ (mất độ bóng), đục, hoặc rất đục (không thấy chi tiết mống mắt), chấm phồng biểu mô giác mạc (do tia cực tím).

• Củng mạc có thể cương tụ màu đỏ đậm hoặc hoại tử xám. Trường hợp viêm dính mống mắt hoặc đục thủy tinh thể.

• Tìm khám những vị trí phỏng khác trên cơ thể.

Tác nhân

Nhẹ

Vừa

Nặng

Hóa

chất

Da đỏ nhẹ, phỏng độ 1 kết mạc, cương tụ, không có dấu hiệu khiếm dưỡng (kết mạc bị trắng), giác mạc mờ nhẹ, khuyết biểu mô

Da đỏ hoặc có bóng nước, phỏng độ 2 kết mạc phù cương tụ, dấu hiệu khiếm dưỡng dưới 1/3 chu vi rìa, giác mạc hơi đục (còn thấy mống mắt)

Hoại tử da, kết mạc, củng mạc hoại tử xám khiếm dưỡng trên 1/3 chu vi rìa, giác mạc đục nặng (không thấy mống mắt). Biến chứng nặng: đục T3, viêm màng bồ đào teo nhãn

Nhiệt

Da đỏ nhẹ, kết mạc đỏ nhẹ

Da có bóng nước, phù kết mạc nhãn cầu

Hoại tử da màu xám, hoại tử củng giác mạc

Tia

Đỏ kết mạc, chấm phồng biểu mô giác mạc

Đục giác mạc do phù mô nhục giác mạc

Hoại tử giác mạc vô trùng, đục thủy tinh thể, tổn thương hoàng điểm

2. Chẩn đoán xác định

Tiền sử tiếp xúc với hóa chất + tổn thương cấp tính kết mạc, giác mạc. Nhận biết được đặc điểm hiệu ứng của từng hóa chất trên mô:

- Acid: không lan tỏa theo chiều sâu trong các mô. lon H+ kết tuả protein của mô khi tiếp xúc, tạo 1 hàng rào che chở chủ mô và cấu trúc nội nhãn. Gây nên tổn thương tối đa ngay từ đầu, tiên lượng có thể nhận biết ngay.

- Base: khấm nhập mô nhanh theo chiều rộng và chiều sâu, tác dụng trong nhiều ngày. Base kết hợp với protein tế bào, làm tan rã tế bào và nhuyễn mô, làm nghẽn tắc mạch thượng củng mạc và màng bồ đào trước gây tổn thương không hồi phục ở mắt dẫn đến teo nhãn. Khó có thể tiên lượng tổn thương ngay ban đầu.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

5 nguyên tắc:

• Loại bỏ tác nhân gây phỏng.

• Chống đau.

• Chống dính.

• Chống nhiễm trùng.

• Chống thiếu dinh dưỡng.

2. Điều trị đặc hiệu

2.1. Xử trí phỏng do hóa chất

a. Điều trị ban đầu

• Loại bỏ hóa chất:

- Nhỏ tê bề mặt.

- Trước khi rửa mắt phải gắp mảnh cứng, cục vôi tôi, dị vật ra khỏi cùng đồ.

- Không được trung hòa acid bằng base hoặc ngược lại.

- Rửa thẳng vào cùng đồ bằng nhiều nước sạch hoặc bằng Normal Saline với ống tiêm tối thiểu từ 1 - 2 lít nước. Riêng việc bỏng vôi thì dùng nước đường ưu trương hoặc đẳng trương để rửa (trung hòa vôi thành muối gluconate).

• Giảm đau: nhỏ dãn đồng tử bằng Atropin 0,5% (khi nhỏ phải ấn chặn điểm lệ, 5 giây sau lau thuốc ngay) để tránh dính mống và giảm đau do chống co quắp thể mi.

• Băng mắt.

• Chống dính mi cầu: tách mi và nhãn cầu bằng spatule có bôi pomade hoặc đặt khuôn mắt giả.

• Chống nhiễm trùng: kháng sinh tại chỗ: Gentamycin 3% nhỏ 6-8 lần/ngày.

• Chống thiếu dinh dưỡng: Sử dụng Vitamin, chích máu tự thân dưới kết mạc.

b. Điều trị hậu phỏng

• Di chứng:

- Viêm loét giác mạc kéo dài: Kháng sinh + Khâu cò.

- Sẹo dính co kéo mí: tạo hình.

- Dính kết mạc mi cầu: bóc tách + đặt khuôn.

- Sẹo giác mạc: ghép giác mạc.

c. Săn sóc và theo dõi

• Khám và thay băng mắt mỗi ngày đến khi mắt hết cương tụ, hết đau nhức.

• Kháng sinh dự phòng: phỏng nặng cho uống Amoxicillin hoặc Erythromycin từ 5-7 ngày.

2.2. Phỏng nhiệt

a. Điều trị ban đầu: giảm đau.

b. Điều trị tiếp theo

• Băng ép vô khuẩn có bôi kháng sinh nếu phỏng mi mắt sâu.

• Để nguyên các bóng dịch.

• Xử trí nhanh chóng phù nề gây lộn mi bằng cách khâu cò.

c. Điều trị di chứng: ghép da sớm trong trường hợp phỏng độ II, III giúp mau lành sẹo và tránh biến dạng.

d. Săn sóc và theo dõi: khám, thay băng mắt mỗi ngày đến khi mắt hết cương tụ và đau nhức.

2.3. Phỏng tia

a. Điều trị ban đầu

• Giảm đau.

• Dãn đồng tử giúp giảm đau do co thắt thể mi.

b. Điều trị tiếp theo: Kháng sinh dự phòng tại chỗ.

IV. TÁI KHÁM

Phỏng hóa chất, tái khám mỗi 3 tháng để phát hiện nhãn viêm giao cảm.