Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu, thủ thuật

1. KHÁI NIỆM VỀ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG (KSDP)

Định nghĩa: KSDP là việc sử dụng một đợt kháng sinh ngắn ngay trước khi phẫu thủ thuật, và kết thúc trong 24 giờ

Mục đích sử dụng KSDP: đạt nồng độ diệt khuẩn trong các mô vào thời điểm dễ bị vấy nhiễm

KSDP không nhằm ngăn ngừa các nhiễm khuẩn do vấy nhiễm trong thời gian hậu phẫu (do ống dẫn lưu, ống sonde tiểu, vết thương để hở,...)

KSDP không nhằm “tiệt khuẩn” mô, mà chỉ giảm vấy nhiễm trong phẫu thuật đến mức mà sức đề kháng cơ thể chịu được

KSDP làm giảm chứ không loại bỏ hẳn được nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM)

Không thể chỉ dựa vào KSDP mà lơ là các biện pháp kiểm soát phòng ngừa nhiễm khuẩn

KSDP sử dụng khi chưa có nhiễm khuẩn, vì vậy chỉ áp dụng đối với phẫu thuật loại sạch hoặc sạch-nhiễm. Các trường hợp nghi ngờ hoặc xác định có nhiễm khuẩn cần sử dụng kháng sinh điều trị (nhiễm khuẩn ối, áp xe phần phụ, viêm phúc mạc,.)

2. NGUYÊN TẮC CHỌN KHÁNG SINH DỰ PHÒNG

Phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau

- Sử dụng KSDP cho loại phẫu thuật mà đã có chứng cứ từ thử nghiệm lâm sàng cho thấy KSDP làm giảm NKVM

- Sử dụng loại KSDP an toàn, không đắt tiền, và có tác dụng diệt khuẩn đối với hầu hết các vi khuẩn có thể bị vấy nhiễm trong thời gian phẫu thuật

- Chọn thời điểm tiêm liều kháng sinh đầu tiên sao cho đạt được nồng độ diệt khuẩn trong huyết thanh và mô trước khi rạch da

- Duy trì nồng độ kháng sinh trong huyết thanh và mô trong suốt cuộc phẫu thuật, và vài giờ sau khâu vết mổ

Các chứng cứ để xây dựng phác đồ này không hoàn toàn đầy đủ. Vì vậy, các phác đồ KSDP sẽ được đánh giá tính hiệu quả, và thay đổi bổ sung nếu cần thiết.

3. CÁC TÌNH HUỐNG

Tình huống

Phác đồ

Ghi chú

Sản khoa

Mổ lấy thai

Cefazolin, TM; hoặc Beta-lactam + ức chế beta-lactamase, TM 1 gam sau kẹp rốn 1 gam sau liều đầu 6 giờ

Nếu máu mất lúc mổ >1000 mL, tiêm thêm 1 gam ngay sau mổ

Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng khi làm thủ thuật, phẫu thuật sản khoa

Beta-lactam + ức chế beta-lactamase, TM 1 gam trước thủ thuật 30’ 1 gam sau liều đầu 6 giờ (nếu mổ sanh)

Trường hợp nguy cơ viêm nội tâm mạc không cao, chỉ cần dùng 1 gam kháng sinh.

Phụ khoa

Cắt tử cung ngã âm đạo, ngã bụng, nội soi hỗ trợ

Cefazolin, TM 1 gam khi chuẩn bị vô cảm 1 gam sau liều đầu 6 giờ

Khi cắt ngã âm đạo, nếu kỹ thuật vô khuẩn bị vi phạm, nên chuyển sang kháng sinh điều trị

Phẫu thuật nội soi Bóc u xơ tử cung Cắt ống dẫn trứng Cắt phần phụ

Cefazolin, TM 1 gam khi chuẩn bị vô cảm 1 gam sau liều đầu 6 giờ

Ghi chú:

- Đối với các bệnh nhân có trọng lượng >80 kg, nên tăng gấp đôi liều kháng sinh đầu tiên

- Trong phẫu thuật, nhân viên gây mê thảo luận với phẫu thuật viên để chọn kháng sinh dự phòng, không cần thực hiện test kháng sinh

- Nên chuyển sang kháng sinh điều trị khi kỹ thuật vô khuẩn bị vi phạm, hay gặp khi:

+ mổ sanh khẩn cấp, không thực hiện được đầy đủ các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn

+ lấy đầu thai nhi xuống sâu, hoặc có trợ giúp đẩy đầu từ âm đạo + vấy nhiễm phân trong khi phẫu thuật cắt tử cung ngã âm đạo

- Trường hợp có tiền sử dị ứng với cephalosporin, đổi kháng sinh như sau

+ Clindamycin, TM (lưu ý nguy cơ viêm tĩnh mạch), 600 mg khi chuẩn bị vô cảm

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mangram, A. J.; Horan, T. C.; Pearson, M. L.; Silver, L. C., and Jarvis, W. R. Guideline for prevention of surgical site infection, 1999. Hospital Infection Control Practices Advisory Committee. Infect Control Hosp Epidemiol. 1999 Apr; 20(4):250-78

2. ACOG Committee on Practice Bulletins. ACOG Practice Bulletin No. 104. Antibiotic prophylaxis for gynecologic procedures. Obstet Gynecol. 2009; 113:1180-9.

3. ACOG Committee on Practice Bulletins. ACOG Practice Bulletin No. 47. Prophylactic antibiotics in labor and delivery. Obstet Gynecol 2003; 102:875-82.

4. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bộ Y tế, Hà nội

Sản phụ

Hướng dẫn Bệnh lý tế bào nuôi ác tính (Thai trứng xâm lấn và Choriocarcinoma)
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn hậu sản
Hướng dẫn phác đồ điều trị thai trứng
Chẩn đoán , điều trị màng ối vỡ non
Chẩn đoán điều trị núm vú tiết dịch không sữa
Chẩn đoán, điều trị thai lưu thai dị dạng
Chẩn đoán, điều trị viêm gan B khi mang thai, mang bầu, phòng lây từ mẹ sang con
Dụng cụ tránh thai trong tử cung
Hướng dẫn Khám vú
Hướng dẫn Phác đồ GnRH Agonist
Hướng dẫn Tầm soát ung thư vú
Hướng dẫn bệnh Mondor của vú
Hướng dẫn bệnh lý Thalassemia ở thai phụ
Hướng dẫn chuyển dạ sinh non - sanh non
Hướng dẫn chuẩn bị nội mạc tử cung
Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí khối u buồng trứng
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sợi bọc vú
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thai ngoài tử cung
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS)
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị lạc nội mạc tử cung
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị nhau bong non
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị nhau tiền đạo
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị nhiễm khuẩn vết mổ
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị thai hành
Hướng dẫn chọc hút tế bào vú bằng kim nhỏ
Hướng dẫn chụp X-Quang buồng tử cung - vòi trứng với thuốc cản quang (HSG)
Hướng dẫn chụp nhũ ảnh - phát hiện tổn thương ở vú
Hướng dẫn dinh dưỡng, tiêm phòng, siêu âm, xét nghiệm khi mang thai mang bầu, trước khi sinh
Hướng dẫn kích thích buồng trứng nhẹ dành cho IVF
Hướng dẫn kích thích đơn noãn trong IUI
Hướng dẫn kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung
Hướng dẫn kỹ thuật xử trí đẻ khó do kẹt vai
Hướng dẫn phá thai từ A- Z và các biến chứng
Hướng dẫn phác đồ GnRH antagonist
Hướng dẫn phác đồ chẩn đoán, điều trị dọa sẩy thai - Sẩy thai
Hướng dẫn phác đồ điều trị tăng huyết áp thai kỳ
Hướng dẫn phác đồ điều trị vô kinh - không có kinh nguyệt
Hướng dẫn phương pháp, xử trí khởi phát chuyển dạ
Hướng dẫn qui trình lấy máu cuống rốn
Hướng dẫn qui trình tách trứng (Denuding)
Hướng dẫn quy trình chuyển phôi
Hướng dẫn quy trình chuẩn bị tinh trùng
Hướng dẫn quy trình tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI)
Hướng dẫn quy trình xét nghiệm tinh dịch
Hướng dẫn quy trình đông lạnh - Trữ đông tinh trùng
Hướng dẫn quy trình đông phôi và rã đông phôi
Hướng dẫn sinh thiết lõi kim của vú
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu, thủ thuật
Hướng dẫn thuốc cấy tránh thai
Hướng dẫn tiêu chuẩn xếp loại và đánh giá phôi thai
Hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá noãn
Hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá trứng thụ tinh
Hướng dẫn triệt sản nam
Hướng dẫn tránh thai khẩn cấp
Hướng dẫn trưởng thành trứng non trong ống nghiệm (IVM)
Hướng dẫn tăng Prolactin ở bệnh nhân hiếm muộn
Hướng dẫn tầm soát ung thư cổ tử cung
Hướng dẫn xử trí sa dây rốn
Hướng dẫn xử trí vết mổ cũ trên tử cung
Hướng dẫn Đau vú (Mastodynie)
Hướng dẫn điều trị buồng trứng đa nang (PCOS) và hiếm muộn - vô sinh
Hướng dẫn điều trị hiếm muộn do không rụng trứng
Hướng dẫn điều trị lạc nội mạc tử cung và hiếm muộn
Hướng dẫn điều trị nội khoa vô sinh nam
Hướng dẫn điều trị, xạ trị, phẫu thuật ung thư cổ tử cung
Hướng dẫn đánh giá sức khỏe thai nhi
Kích thích buồng trứng đa noãn với phác đồ dài cho IVF
Phác đồ hóa trị, xạ trị, phẫu thuật ung thư buồng trứng
Phác đồ chẩn đoán điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
Phác đồ điều trị băng huyết sau sinh
Phác đồ điều trị tổn thương ống dẫn trứng
Phân loại , điều trị ung thư thân tử cung
Quy trình hỗ trợ phôi thoát màng bằng Laser
Song thai từ 34 tuần chuyển dạ
Thai chậm tăng trưởng
Thai kỳ với mẹ Rhesus âm
Thuốc viên tránh thai chỉ có Progestin
Thuốc viên tránh thai kết hợp
Tổn thương tầng sinh môn độ 3, 4 (không mở hậu môn ra da) sau sanh
Vô sinh nam
Vú tiết sữa (Galactorrheé)
Xử trí vú bé, vú to, vú không cân xứng