Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị choáng ở trẻ sơ sinh
(Bệnh viện Hùng Vương)
1. CHẨN ĐOÁN CHOÁNG Ở TRẺ SƠ SINH
Mạch nhanh nhẹ, khó bắt, thời gian phục hồi màu da kéo dài > 3 giây, nhịp tim nhanh (>180 lần/1 phút, huyết áp động mạch trung bình hạ (non tháng < 30 mmHg, đủ tháng < 40 mmHg).
2. NGUYÊN NHÂN CHOÁNG Ở TRẺ SƠ SINH
- Sanh non rất nhẹ cân: Do giảm lưu lượng máu hệ thống, sau bơm Surfactant có hạ huyết áp thoáng qua
- Sanh ngạt: do giảm co bóp cơ tim, cao áp phổi
- Cao áp phổi
- Tắc đường ra thất trái
- Nhiễm trùng huyết
- Mất dịch, mất máu
3. ĐIỀU TRỊ CHOÁNG Ở TRẺ SƠ SINH
3.1 Điều trị chung
- Hỗ trợ hô hấp (thở Oxy hoặc đặt NKQ nếu có chỉ định)
- Nằm đầu bằng
- Thiết lập một hoặc hai đường TM lớn
3.2 Điều trị chống choáng
a. Trẻ sanh non rất nhẹ cân ngày đầu sau sanh kèm suy hô hấp phải thở máy, thời gian phục hồi màu da kéo dài và có thể kèm hay không hạ huyết áp.
- Surfactant thay thế nếu có chỉ định
- Dobutamin 5-20 µg/kg/phút
- Nghi thiếu dịch: 10-20 ml/kg/giờ Natrichlorua 0,9%
- Nếu không hiệu quả có thể kèm Dopamin khởi đầu 5 µg/kg/phút, sau đó tăng liều dần để cải thiện huyết áp và phục hồi màu da, tối đa 15 µg/kg/phút.
- Nếu thất bại dùng Epinephrin 0,05 µg/kg/phút
b. Choáng ở trẻ sinh non sau 1 ngày tuổi
- Dopamin 5-20 µg/kg/phút
- Nếu thiếu dịch 10-20 ml/kg/giờ
c. Choáng ở trẻ sanh ngạt
- Natrichlorua 10ml/kg/giờ và Dobutamin 5-20 µg/kg/phút
- Nếu thất bại dùng thêm Dopamin hoặc Adrenalin
d. Choáng tim
- Dobutamin 5-20 µg/kg/phút
- Nếu không hiệu quả Dopamin 5-10 µg/kg/phút
e. Choáng giảm thể tích
- Natrichlorua 0,9% hoặc máu toàn phần 20 ml/kg/15ph có thể lên 60-80 ml/kg/giờ
- Nếu không cải thiện Dopamin 5-10 µg/kg/phút
f. Choáng nhiễm trùng
- Trong 5 phút đầu tiên:
+ Nhận diện giảm tưới máu, tím tái, suy hô hấp + Thông đường thở, thiết lập đường truyền TM lớn
- Phút thứ 5-15:
+ Bơm trực tiếp từ 10 ml/kg Natrichlorua 0,9% có thể tới 60 ml/kg cho tới khi tưới máu cải thiện hoặc gan to.
+ Điều chỉnh hạ đường huyết, hạ Canxi máu, cho kháng sinh.
- Phút thứ 15 tới phút thứ 60:
+ Nếu choáng không cải thiện cho Dopamin liều 5-9 µg/kg/phút. Thêm Dobutamin có thể tới liều 10 µg/kg/phút
+ Nếu choáng vẫn không cải thiện cho Epinephrin 0,05-0,3 µg/kg/phút
g. Cao áp phổi
- Dobutamin 5-20 µg/kg/phút
- Nếu thất bại thêm Dopamin 5-10 µg/kg/phút
h. Điều trị triệu chứng và biến chứng rối loạn điện giải, hạ đường huyết, toan
chuyển hóa, thiếu máu....
3.3 Điều trị nguyên nhân
3.4 Theo dõi
Tri giác, mạch, HA, thời gian phục hồi màu da, tím mỗi 15-30 phút trong giai đoạn hồi sức choáng và sau đó mỗi 2-3 giờ trong 24 giờ đầu sau khi ổn định. Theo dõi nước tiểu mỗi giờ.
Nhi khoa
Hướng dẫn dinh dưỡng đường tĩnh mạch trẻ sơ sinh
Hướng dẫn Xử trí suy hô hấp sơ sinh
Hướng dẫn bệnh phổi mạn ở trẻ non tháng
Hướng dẫn hồi sức sơ sinh tại khoa sinh
Hướng dẫn chẩn đoán phân biệt thiếu máu sơ sinh
Hướng dẫn dinh dưỡng qua ống thông dạ dày ở trẻ sơ sinh
Hướng dẫn Vàng da sơ sinh
Hướng dẫn Xử trí trẻ sặc sữa
Hướng dẫn xử trí hạ đường huyết sơ sinh
Hướng dẫn sử dụng Surfactant
Hướng dẫn Lịch tiêm chủng - tiêm phòng vắc xin vacxin
Lưu đồ xử trí cơn ngưng thở ở trẻ sơ sinh
Hướng dẫn nuôi trẻ thiếu cân khi sinh
Hướng dẫn điều trị nhiễm trùng rốn sau sinh
Hướng dẫn điều trị viêm phổi hít phân su
Hướng dẫn xử trí trẻ có mẹ tiểu đường hoặc trẻ cực to (>= 4000 g)
Hướng dẫn xử trí trẻ sơ sinh của bà mẹ giang mai
Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị choáng ở trẻ sơ sinh
Lưu đồ xử trí trẻ có mẹ bị lao
Hướng dẫn tiệt trùng môi trường phòng Lab IVF
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh
Hướng dẫn điều trị cao áp phổi ở trẻ sơ sinh
Hướng dẫn xử trí trẻ có mẹ HBsAg (+)