UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG

1. ĐẠI CƯƠNG UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG:

1.1. Định nghĩa :

Ung thư di căn xương là sự xâm nhập của các tế bào ung thư vào hệ thống xương

1.2. Nguyên nhân :

- K di căn xương là 1 trong những nguyên nhân thường gặp của đau và các triệu chứng làm giảm chất lượng cuộc sống

• Tỉ lệ K di căn xương mới được ước lượng khoảng 100.000 cas/năm tại Mỹ

• Tỉ lệ di căn xương phụ thuộc đáng kể vào K nguyên phát :

◦ K vú, K TLT, K phổi : 85%

◦ K đường tiêu hóa : 3-15%

◦ K tuyến giáp, Melanoma, K thận : tỉ lệ cao

1.3. Phân loại :

bộ xương trục là vị trí dễ tổn thương nhất trong K di căn xương :

Cột sống

Khung chậu Xương sườn.

1.4. Tiên lượng :

Tiên lượng sống còn trong K di căn xương rất khó và phụ thuộc vào K nguyên phát :

Từ K phổi : 6 tháng

Từ K vú, K TLT : 2-4 năm

2. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG:

2.1 Bệnh sử :

hỏi bệnh : ăn K nguyên phát

Triệu chứng lâm sàng

2.2. Triệu chứng lâm sàng :

• Đau âm ỉ & tiến triển, đau nhiều hơn về đêm, đau phụ thuộc vào tư thế, vận động

• Khó khăn trong việc vận động và bất động

• Tăng canxi máu

• Gãy xương bệnh lý

• Giảm cảm giác & vận động

• Lo lắng, bất an

• Suy nhược

• Chèn ép tủy hoặc rễ thần kinh → Giảm chất lượng cuộc sống...

Cơ chế gây các triệu chứng lâm sàng : cơ chế gây đau của K di căn xương đến nay vẫn chưa được biết rõ ràng, có thể gồm :

Tính không ổn định của bệnh lý

Sự kích ứng của các thụ thể ở màng xương

Cơ chế hủy xương trực tiếp ( của U ) + gián tiếp ( tb hủy xương )

Bản thân tế bào u hoặc tế bào u kích thích vào TK

Sự phát triển của yếu tố kích thích thần kinh hoặc các thụ thể Cytokine

2.3. Triệu chứng cận lâm sàng :

Ung thư di căn xương có thể được chẩn đoán dựa trên :

• Sinh thiết xương

• Xạ hình xương

• CT

• MRI

• PET , PET/CT

ung thư di căn xương

Hình ảnh di căn xương / Xạ hình xương

3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG:

3.1 Chẩn đoán xác định :

Tiền căn ung thư & Có hình ảnh di căn trên CLS

Giải phẫu bệnh lý di căn xương

3.2 Chẩn đoán phân biệt :

Lao xương, viêm xương, sau chấn thương

4. ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DI CĂN XƯƠNG:

4.1. Nguyên tắc điều trị :

Giảm đau.

Ngăn ngừa gãy xương bệnh lý.

Ngăn ngừa tiến triển xương khác.

Kiểm soát K nguyên phát.

4.2. Các phương pháp điều trị cụ thể :

• Giảm đau nội khoa ( CSGN )

• Phẫu thuật

• Xạ trị

• Điều trị hệ thống

• Thuốc phóng xạ

4.2.1. Giảm đau nội khoa :

Giảm đau theo bậc của WHO :

BẬC III: Đau tột bậc, dùng Morphin, Pethidine, Oxycodone.

BẬC II: Đau dữ dội do Codeine, Tramadol, NSAID’S.

BẬC I: Đau vừa phải dùng Paracetamol, Apirine, NSAID’S.

Cách dùng thuốc giảm đau

Nguyên tắc dùng thuốc giảm đau

Theo đường uống: Dùng đơn giản, dễ dàng nhất.

Theo bậc thang: Bước đầu tiên là dùng thuốc không có Opioide, nếu đau không giảm thì dùng Opioide nhẹ rồi đến mạnh (morphin).

Theo giờ: Không chờ đến khi bệnh nhân đau một cách chính xác, nên cho thuốc giảm đau đều đặn để liều kế tiếp có tác dụng trước khi cơn đau xảy ra.

Theo từng cá thể: Không có liều chuẩn cho những thuốc Opioide, liều đúng là liều có tác dụng giảm đau cho bệnh nhân.

Nguyên tắc chung: Ngăn chặn đau tốt hơn là điều trị đau.

4.2.2. Phẫu thuật (PT) :

• PT là 1 phương pháp dùng để kiểm soát và điều trị các gãy xương bệnh lý

• Mục tiêu :

◦ Ngăn ngừa & giảm đau

◦ Cải thiện các chức năng vận động

◦ Cải thiện sống còn toàn bộ

ung thư di căn xương

4.2.3. Điều trị hệ thống:

• Liệu pháp hệ thống trong kiểm soát K di căn xương đang được ủng hộ dựa trên quan điểm bệnh học di căn xương lan tràn qua đường máu

• Phác đồ thường dùng : Bisphosphonate kết hợp Corticoids

• Cơ chế : liên kết với Calcium Phosphate với ái lực cao trở thành 1 tác nhân có ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thu trở lại của xương

• Các thế hệ Biphosphante:

• Không có Nitơ :

• Etidronate (Didronel)

• Clodronate (Bonefos, Loron)

• Tiludronate (Skelid)

• Có Nito :

• Pamidronate (APD, Aredia) -

• Neridronate

• Olpadronate

• Alendronate (Fosamax)

• Ibandronate (Boniva)

• Risedronate (Actonel)

• Zoledronate (Zometa)

Trong đó Zometa có hiệu quả hơn các loại khác do có 1 phần ức chế sự bám dính của tế bào u vào màng ngoại bào

4.2.4. Xạ trị Mục tiêu :

◦ Giảm đau

◦ Dự phòng gãy xương bệnh lý

◦ Tránh được các điều trị không cần thiết trong tương lai

◦ Kiểm soát bệnh tại chỗ

Liều xạ trị : 30Gy/10 liều ( chuẩn ) hoặc 8Gy/1 liều

4.2.5. Đồng vị phóng xạ : được khuyến khích trong các trường hợp di căn xương đa ổ

• Thuốc được dùng đầu tiên : P32

• Hiện tại : Strontium-89 ( Sr- 89 : 150Mbq-200MBq) & Samarium-153 ( Sm-153 : 1mCi/kg )

5. THEO DÕI TÁI KHÁM :

5.1 Tiêu chuẩn nhập viện :

Bệnh nhân được chẩn đoán di căn xương Đau nhiều các vị trí di căn

5.2. Theo dõi tái khám :

Bệnh nhân phải được tái khám định kỳ & theo dõi cả về ung thư nguyên phát và tình trạng di căn xương

Về di căn xương : Kiểm tra nồng độ Ca2+ trong máu

Xạ hình xương định kỳ mỗi 3 tháng

Đánh giá lại mức độ đau và sử dụng thuốc giảm đau mỗi lần khám Hướng dẫn chăm sóc và điều trị tại nhà

5.3. Tiêu chuẩn xuất viện :

Kiểm soát đau tốt cho BN tại BV và tại nhà Cải thiện chỉ số toàn trạng cơ thể (PS )

6. Phục hồi chức năng :

Hồi phục chức năng là một phần quan trong trong toàn bộ quá trình điều trị ung thư di căn xương. Mục đích của quá trình hồi phục chức năng là cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Đội ngũ nhân viên y tế, có thể bao gồm bác sỹ, điều dưỡng, chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia điều trị phục hồi chức năng để đáp ứng nhu cầu về thể chất và tinh thần của bệnh nhân, giúp bệnh nhân trở lại những hoạt động thường ngày một cách sớm nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO :

1. Nguyễn Chấn Hùng ( 2004), Ung bướu học nội khoa, Nhà xuất bản Y học

2. Devita, Hellman & Rosenberg's Cancer: Principles & Practice of Oncology, 9th Edition. DeVita, Vincent T.; Lawrence, Theodore S.; Rosenberg, Steven A. . Lippincott Williams & Wilkins. 2011.

3. Sepulveda C, Marlin A, Yoshida T, Ullrich A. Palliative care: the World Health Organization's global perspective. J Pain Symptom Manage 2002;24(2):91.

4. World Health Organization. Cancer pain relief. 2nd ed. Geneva: WHO, 1996.

5. Levy MH. Pharmacologic treatment of cancer pain. N Engl J Med 1996;335(15):1124.