VIÊM RUỘT THÙA CẤP Ở TRẺ EM

GS. Nguyễn Xuân Thụ

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
            Chỉ số mắc viêm ruột thừa cấp thường thay đổi theo mùa, khi thay đổi thời tiết, bệnh thường gặp nhiều, có thể do liên quan đến virus vì trong ruột thừa có hệ thống nang lympho và trong giai đoạn sớm có thể có dạng viêm ruột thừa dạng nang lympho.
            Cơ chế chính trong viêm ruột thừa cấp là tăng áp lực trong thành và trong lòng ruột thừa. Ví dụ các nang lympho phì đại do viêm, chèn ép niêm mạc ruột thừa sẽ gây hoại tử, loét niêm mạc ngoài do phì đại vì viêm, các nang lympho gây tình trạng thiếu máu cục bộ trong thành ruột thừa, sẽ dẫn tới hoại huyết rồi hoại tử. Điển hình nhất trong tăng áp lực trong lòng ruột thừa là giun đũa, sỏi phân, dị vật, cũng gây thiếu máu cục bộ thành ruột thừa rồi hoại huyết và hoại tử.


Chẩn đoán viêm ruột thừa


            Chủ yếu dựa vào lâm sàng, xét nghiệm tăng bạch cầu chỉ có giá trị tương đối.
            Càng nhỏ tuổi, viêm ruột thừa càng ít gặp hơn, càng khó chẩn đoán hơn, nhanh chóng dẫn đến viêm phúc mạc hơn, như ở trẻ còn bú có khi viêm ruột thừa chưa vỡ đã có viêm phúc mạc; tình trạng càng nặng nề hơn, triệu chứng toàn thân nặng hơn; rất khó thành apxe hoặc đám quánh ruột thừa vì đề kháng của ổ phúc mạc kém và còn do mạc nối lớn ít phát triển.
            ở trẻ lớn thường thể hiện và diễn biến như ở người lớn, nhưng dễ nhanh chóng dẫn đến viêm phúc mạc.
            Dấu hiệu quan trọng, quyết định nhất vẫn là dấu hiệu thực thể: đau có phản ứng ở 1/4 dưới bụng phải kết hợp đau nhói ở điểm Mac Burney.
            Các dấu hiệu đi kèm tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhi.
            Rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy nếu tuổi càng nhỏ.
            Ở trẻ nhỏ hoặc trẻ còn bú, có khi phải tiêm Diazepam (không ảnh hưởng đến phản ứng thành bụng) mới kết luận là có phản ứng thành bụng hay không.
            Những Triệu chứng như bí trung đại tiện, thăm trực tràng có đau ở túi cùng phải chỉ có giá trị tương đối nếu là trẻ lớn có phối hợp tốt với thầy thuốc.
            Cần cẩn thận hỏi kĩ cha mẹ các cháu đã cho cháu dùng kháng sinh chưa, nếu đã dùng thì phản ứng hố chậu phải vẫn không hết.


Chẩn đoán phân biệt với:


            • Các dị dạng tiết niệu gây nhiễm khuẩn tiết niệu (xét nghiệm nước tiểu sẽ có protein, nhiều bạch cầu niệu, đôi khi hỏi kĩ đã bị nhiễm khuẩn tiết niệu trong tiền sử và bệnh nhi đã từng đái đục hoặc đái ra mủ).
            • Căng hơi ở manh tràng do táo bón.
            • Viêm đại tràng co thắt hoặc viêm manh tràng (typhlide).
            • Túi thừa Meckel bị viêm. Rất khó phân biệt với viêm ruột thừa cấp vả lại đều phải mổ.


Điều trị viêm ruột thừa


            Cắt ruột thừa vùi, phải kiểm tra túi Meckel một cách có hệ thống.

APXE PHỔI Ở TRẺ EM
BỆNH LÍ ỐNG PHÚC TINH MẠC Ở TRẺ EM
CÁC BỆNH NANG THẬN Ở TRẺ EM
DỊ DẠNG BÀNG QUANG
ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Ở TRẺ EM
DỊ DẠNG LỖ ĐÁI THẤP
DỊ DẠNG NIỆU QUẢN
DỊ DẠNG VÔ HẠCH Ở TRẺ EM
GIÃN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM
LỒNG RUỘT Ở TRẺ CÒN BÚ VÀ TRẺ LỚN
CÁC NANG PHỔI Ở TRẺ EM
CÁC BIẾN CHỨNG NGOẠI KHOA DO NHIỄM KHUẨN HUYẾT
BỆNH POLIP Ở ĐẠI TRÀNG Ở TRẺ EM
TẮC RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
CÁC TAI BIẾN NGOẠI KHOA DO GIUN ĐŨA Ở TRẺ EM
BÀO THAI HỌC VỀ THẬN TIẾT NIỆU
BỆNH TỤ CẦU PHỔI
U QUÁI THAI Ở TRẺ EM
Ung thư phôi thai thận hay u Wilms
Ung thư phôi thai giao cảm
VIÊM MỦ MÀNG NGOÀI TIM Ở TRẺ EM
CÁC THỂ LOẠI VIÊM PHÚC MẠC Ở TRẺ EM
VIÊM RUỘT THÙA CẤP Ở TRẺ EM
Apxe gan do giun đũa
Các nang bẩm sinh đường mật
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em
Teo mật bẩm sinh
THĂM KHÁM MỘT BỆNH NHI CÓ KHỐI U BỤNG
U, UNG THƯ TỤY
DỊ DẠNG BẤM SINH VÀ BỆNH MẮC PHẢI Ở TRẺ EM
KHE HỞ THÀNH BỤNG
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU TRỊ NÔN NẶNG RA MẬT
NÔN NẶNG, NÔN RA SỮA Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ CÒN BÚ
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC CẤP CỨU NGOẠI KHOA GÂY SUY THỞ Ở TRẺ SƠ SINH
TẮC RUỘT CƠ NĂNG HOẶC KHÔNG HOÀN TOÀN
TẮC RUỘT Ở TRẺ SƠ SINH
ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ QUA DÂY RỐN Ở TRẺ EM
U QUÁI CÙNG CỤT SƠ SINH
CẤP CỨU NGOẠI KHOA DỊ DẠNG HẬU MÔN, TRỰC TRÀNG Ở TRẺ SƠ SINH
CÁC U BẠCH HUYẾT