DẪN LƯU BÀNG QUANG

I. CHỈ ĐỊNH

Trong các trường hợp bí đái
Trong nhiễm khuẩn bàng quang: để rửa bàng quang và bơm thuốc
Trong các trường hợp mổ đường tiết niệu, mổ ở khung chậu, ở tầng sinh môn
Để chẩn đoán: để phân biệt bí đái với vô niệu, để theo dõi lượng nước tiểu trong sổc chấn thương, để biết số lượng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang, lấy nước tiểu để thử tế bào, vi khuẩn.
Dẫn lưu bàng quang băng hai phương pháp:

- Thông đái qua đường niệu đạo

- Chọc thông bàng quang ở trên xương vệ (không nên làm vì dễ gây tràn nước tiểu vào khoang quanh bàng quang (khoang Retzius), nên sau chọc cần gửi lên tuyến trên ngay.

II. THÔNG ĐÁI QUA NIỆU ĐẠO

Thông đái qua niệu đạo không phải lúc nào cũng thực hiện được mà phải cân nhắc, thận trọng khi chỉ định. Đca với những trường hợp sau đây thì không được chỉ định thông đái qua niệu đạo:

- Giập niệu đạo

- Viêm niệu đạo cấp tính

1. Dụng cụ

a. Các ống thông khác nhau về chất liệu:

- ống thông bằng nhựa trong (không nên giữ lâu để dẫn lưu, chỉ dùng để lấy nước tiểu làm xét nghiệm).

- ống thông bằng cao su mềm (thường khó đặt)

- ống thông bằng nhựa cứng (tiện lợi để rửa bàng quang và rửa máu cục, nhưng làm người bệnh khó chịu).

- ống thông có tráng Silicon (để tránh làm viêm niệu đạo tránh ứ đọng các chât muối, dễ dẫn lưu nước tiểu có máu).

Hoặc khác nhau về hình dáng:

- Ống thông thẳng

- Ống thông đầu ngóc cong (sonde à béquIIIe) dùng cho người bệnh bị viêm tuyến tiền liệt.

- Đầu ống thông có thể hình tròn, hình bầu cục, cắt vát cắt thẳng góc có lỗ ở đầu. Hai loại sau dễ gây chấn thương niệu đạo, khi dùng phải cẩn thận

- Ống thông có nhiều lỗ thủng dùng để dẫn lưu máu và máu cục thuận lợi.

Hoặc khác nhau về kích thước
Các ống thông dùng cho người lớn có cỡ từ 16 đến 20, nếu dân lưu máu ở bàng quang thì dùng cỡ to hơn. Trường hợp niệu đạo bị chỉt hẹp hay để tránh chỉt hẹp sau chấn thương thì dùng cỡ nhỏ hơn.

b. Các dụng cụ phụ

- Vải phủ có lỗ thủng, găng, gạc

- Thuốc sát khuẩn không kích thước (nước Dakin).

- Chất nhờn làm trơn ống thông

- Khay quả đậu để hứng nước tiểu, ống xét nghiệm đã khử khuẩn

- Lọ hoặc túi chứa nước tiểu

- Vải lót bằng nylon hay vải sơn.

2. Kỹ thuật thông đái

a. Ở phụ nữ:

- Bệnh nhân nằm ngửa, đùi dạng, đầu gối co lại

- Đặt vải sơn hoặc nylon lót xuống giường, đặt khay quả đậu hứng nước tiểu,

- Sát khuẩn âm hộ từ trên xuống dưới, sát khuẩn lỗ tiểu tiện

- Đưa ống thông vào nhẹ nhàng, mới đầu đưa lên phía trên, rồi hướng ra sau, đứa vào sâu độ 4cm đến khi thấy nước tiểu chảy ra thành đòng.

b. Ở nam giới:

- Bệnh nhân nằm ngửa, chân dạng, đầu gối không gấp

- Sát khuẩn dương vật và lỗ sáo. Đầu của niệu đạo thường vẫn có vi khuẩn, do đó nên lấy bơm tiêm bơm tia mạnh để rửa ở phía ngoài.

- Nâng thẳng góc dương vật, nhẹ nhàng đưa ống thông đã bôi trơn hướng về phía xương vệ rồi cho ống thông vào từ từ.

- Khi thấy hơi vướng thì chờ vài giây để cơ tròn ngoài của niệu đạo giãn ra.

- Hạ dương vật xuống ngang với thế bệnh nhân nằm rồi đưa dần ống thông đi qua cơ tròn trong của niệu dạo, nước tiểu sẽ chảy ra thành dòng.

- Nếu gặp trở ngại, đừng cố ấn, vì sợ đi chệch đường.

c. Dẫn lưu nước tiểu

- Nếu bàng quang căng, chỉ dẫn lưu 300ml nước tiểu, rồi kẹp ống thông lại, chờ mười phút lại mở kẹp dẫn lưu tiếp. Nếu dẫn lưu nhanh quá, bàng quang bị xẹp quá nhanh, có thể gây chảy máu.

- Không để ống dẫn lưu chảy liên tục mà nên kẹp lại, và mỗi ngày mở 3-5 lần để cho nước tiểu ra hết, rồi kẹp lại, làm như vậy mới tránh được bàng quang bị bé khi để ống thông lâu.

- Nếu muốn lấy nước tiểu để xét nghiệm, nên để nước tiểu chảy ra ngoài vài giây rồi mới hứng vào ống nghiệm.

- Trước khi rút bỏ ống thông phải kẹp đầu cíng thông lại

3. Trường hợp muốn dẫn lưu bàng quang dài ngày

a. Phải buộc cố định để ống thông khỏi tụt

b .Ống thông phải được nối thẳng vào túi nylon hay lọ chứa nước tiểu đã khử khuẩn và kín. Túi hay lọ chứa nước tiểu phải đặt thấp hơn bệnh nhân 30-40cm.

c. Nếu bệnh nhân phăi nằm từ ba đến năm ngày thì phải thay Ống thông; nếu bệnh nhân đi lại được thì mười đến mười lăm ngày mới phải thay ống thông.

d. Khi muốn rút bỏ ổng thông phải rửa bàng quang bằng thuốc sát khuẩn hay huyết thanh mặn, sau đó bơm độ 100ml thuốc sát khuẩn vào trong bàng quang để cho lần tự đái đầu tiên được dễ dàng. Kẹp ống thông rồi mới rút bỏ ống thông.

III. CHỌC DẪN LƯU BÀNG QUANG TRÊN VỆ XƯƠNG

1. Chỉ định

Khi bàng quang căng, bí đái. Chỉ thực hiện khi không đặt ống thông qua niệu đạo được và không có điều kiện mổ dẫn lưu bàng quang và phải chuyển ngay về tuyến sau.

2. Chống chỉ định

 

Trong trường hợp có máu cục lẫn trong nước tiểu, nước tiểu nhiễm khuẩn có thể tràn vào khoang Retzius,

3-. Dụng cụ

- Thuốc sát khuẩn

- Thuốc tê

- Khay đã khử khuẩn có khăn vải mổ, bơm và kim tiêm thuốc tê, gạc, ống chọc, ống dẫn lưu nhỏ có nhiều lỗ ngang, dao, kéo, chỉ. Ngày nay có ống dủ các cỡ có sẵn kim, chọc rồi rút kim ra (Cystocatheter).

4. Kỹ thuật chọc dẫn lưu

- Cạo sạch lông trên xương vệ. Kiểm tra khôi bàng quang căng.

- Lấy mốc ở bờ trên xương vệ đường giữa bụng

- Bôi thuốc sát khuẩn, đặt vải mổ có lỗ, đi găng

- Tiêm thuốc tê ở điểm mốc, dùng dao rạch đa để đặt ống chọc vào dược dễ dàng.

- Đâm ống chọc vào thẳng góc với thành bụng, sát bờ trên xương vệ

- Rút nòng thông của ống chọc rồi luồn ống dẫn lưu vào.

- Rút bỏ ống chọc, đính ống dẫn lưu vào da, nối ống dẫn lưu vào lọ hoặc túi đựng nước tiểu.

IV. MỔ DẪN LƯU BÀNG QUANG TRÊN XƯƠNG VỆ

1. Chỉ định

Các trường hợp bí đái mà không đặt ống thông bàng quang qua niệu đạo được (giập niệu đạo, u tuyến tiền liệt).

Có nliỉều máu cục trong bàng quang

Phải dẫn lưu dài ngày trong trường hợp liệt tuy sống, mà không có điều kiện đảm bảo vô khuẩn nếu đặt ống thông bàng quang niệu đạo.

2. Kỹ thuật mổ

Gây mê hoặc gây tê

Rạch đường giữa dưới rốn dài độ 4-5cm, khoảng giữa rốn và bờ trên xương vệ

Rạch các tổ chức dưới da, cân và cơ thẳng to, dùng banh tách cơ và cân ra hai bên.

Lấy gạc ướt, tách màng bụng ra khỏi bàng quang. Nếu bàng quang cãng thì dễ thấy ở ngay bờ trên xương vệ, nếu bàng quang không chứa nước tiểu thì thường tụt xuống phía sau xương vệ.

Lấy hai kẹp có răng móc nâng thành bàng quang lên

Khâu vòng thắt miệng túi, lây sâu vào lớp cơ, nhưng không qua lớp niêm mạc bàng quang.

Chỉch thủng thành bàng quang ở giữa vòng khâu thắt miệng túi. Chuẩn bị sẵn máy hút nước tiểu. Trường hợp bàng quang bị vỡ chỉ khâu đóng vết rách, dẫn lưu ở đường rạch khác trên đỉnh.

Lấy kẹp Kocher luồn một ống Petzer vào bàng quang

Thắt chỉ khâu vòng túi. Tăng cường thêm một vòng túi nữa nếu cần.

Khâu đóng thành bụng. Cố định ống dẫn lưu vào đa.

3. Săn sóc sau mổ

Dẫn lưu nước tiểu vào lọ vô khuẩn đặt thâp hơn bệnh nhân

Hàng ngày rửa bàng quang bằng nước sát khuẩn

4. Chọn phương pháp dẩn lưu bàng quang trên xương vệ hay mổ dan lưu bàng quang

Ngày nay ở một số nơi có điều kiện và dụng cụ, người ta chủ trương không mổ dẫn lưu bàng quang nữa, mà chỉ chọc dẫn lưu bàng quang trên xương vệ trong trường hợp cấp cứu.
Dụng cụ gồm:

a. ống trôca băng nhựa cứng (số 12,14 và 16) đầu có bóng có thể tích 5cm^, có thể bơm phồng để chỉt vào mặt trong bàng quang không cho nước tiểu rỉ ra.

Được sử dụng trong trường phải đẫn lưu bàng quang lâu ngày, sau 3 tuần lễ có thể rút bỏ ống trôca và đặt một ống dẫn lưu có bóng (Fooley) vào thay.

b. ống thông bằng nhựa trong gồm những bộ phận: một ống trôca băng sắt, một ống thông có tráng thuốc chông đông máu (Silicon), một ống khoá để có thể rửa bàng quang, nhựa dán để giữ ống trên mặt da.

Nếu không có phương tiện thì nên mổ dẫn lưu bàng quang.