KHÔ NHUYỄN GIÁC MẠC


Khô nhuyễn giác mạc, nguyên nhân do thiếu vitamin A là một bệnh toàn thân có nhiều biểu hiện trên mắt, thường xuất hiện trên các em nhỏ từ 1 - 3 tuổi, sau thời gian ỉa chảy kéo dài gây suy dinh dưỡng.


I. LÂM SÀNG KHÔ NHUYỄN GIÁC MẠC


1.       Toàn thân
Em nhỏ rất gày yếu, bụng to, ngực lép, khóc không ra tếng, vẫn còn rối loạn tiêu hoá, có trường hợp còn sốt do lên sởi.
2.       Trên mắt
Hai mắt nhắm nghiền, khi khám mắt ngoài sáng thấy dấu hiệu khá sớm, là khô kết giác mạc, có nhiều chấm khô (chấm Bitot) không giữ nước.


II.      TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG KHÔ NHUYỄN GIÁC MẠC


-         Bệnh nặng thêm chính do các bà mẹ ở nông thôn quá kiêng khem, lại thiếu sữa mẹ, cho các em chế độ dinh dưỡng quá thiếu chất đạm, thiếu cả vitamin A.
-         Toàn thân em nhỏ ngày càng suy yếu, đến khi khám mắt thì đã có loét giác mạc một cách âm ỉ, nhưng lại nhanh chóng. Nhiều trường hợp lên đến chuyên khoa tỉnh, huyện thì cả hai mắt đã bị thủng giác mạc, phòi mống mắt hết cách cứu chữa.


II.      XỬ TRÍ KHÔ NHUYỄN GIÁC MẠC


-         Trước hết phải tuyên truyền, giáo dục các bà mẹ ý thức chăm sóc các em nhỏ để phòng bệnh.
-         Đồng thời giáo dục, hướng dẫn các cán bộ y tế từ tuyến chăm sóc mắt ban đầu nắm được các dấu hiệu sớm nhất của bệnh để điều trị kịp thời.

-         Tổ chức y tế thế giới hiện nay đặt vấn đề phòng chống mù loà, trong đó có phòng bệnh thiếu Vitamin A trên tất cả các trẻ em. Vì vậy ngày nay chúng ta đã có thể phòng bệnh rộng rãi cho trẻ em bằng cách cho uống Vitamin A.
Khi đã mắc bệnh chúng ta cần chú ý cả toàn thân và tại chỗ.
Toàn thân:
-         Tích cực điều trị cho khỏi rốì loạn tiêu hoá bằng các kháng sinh đặc hiệu (ví dụ Chloromycetine)
-         Điều trị thiếu Vitamin A bằng tiêm Vitamin A (Amunine)
Tại chỗ:
Tra Vitamin A và các thuốc kháng sinh chống bội nhiễm