Hình ảnh 2.11 Chứng xương khớp phì đại tổn thương phổi (HPOA) Reproduced, with permission, from eMedicine; Goldman L, Ausiello D, Cecil Medicine, 23rd edn, Philadelphia: Saunders, 2007: Fig 189-2.
Một triệu chứng có đặc điểm là sự tăng sinh quá mức ở da và xương ở phần xa của chi dưới, có thể gây nên dùi trống. Ở giai đoạn HPOA nâng cao, có thể thây tăng sinh màng xương của các xương ống và tràn dịch màng hoạt dịch.
Liên quan với ngón tay dùi trống, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra HPOA.
Thường gặp
• Bệnh tim có tím
• Ung thư phổi- thường gặp nhất là giãn phế quản hoặc màng phổi (ung thư phổi di căn là nguyên nhân hiếm gặp).
Ít gặp
• Bệnh viêm ruột
• viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
CƠ CHẾ
Ngón tay dùi trống và HPOA được cho rằng có sinh bệnh học chung.
Để được mô tả rõ hơn về cơ che của ngón tay dùi trống, xem ‘Ngón tay dùi trống’ ở Chapter 3, ‘Triệu chứng tim mạch’.
Hiện nay, người ta thừa nhận rằng những tiểu cầu lớn hoặc megakaryocyte (tế bào khổng lồ tăng cường đi vào tuần hoàn hệ thống ngoại vi hơn là bị phá hủy ở phổi. Một khi đã ở chi dưới, chúng phản ứng với tế bào nội mô để tiết ra nhiều yếu tố khác nhau gồm yếu tố phát triển có nguồn gốc tiểu cầu (PDGF) và yếu tố phát triển nội mô mạch máu (VEGF). Kết quả là tăng sản mạch máu và tăng sinh các lớp màng xương.
Ung thư phổi
Ở ung thư phổi, nghiên cứu đã cho thấy có sự tăng số lượng của VEGF tuần hoàn và lang đọng VEGF ở những ngón chân dùi trống. VEGF đã được biết là tạo ra sự hình thành mạch và tăng sinh.
HPOA là bệnh lý và cần những thăm dò về nguyên nhân, nhớ rằng đây không đặc trưng cho 1 tình trạng nào cả. Để biết thêm về ý nghĩa của ngón dùi trống, xem Chapter 3, ‘Triệu chứng tim mạch’.