Hội chứng xoang hang đại diện cho bất thường nhiều dây thần kinh não do tổn thương những sợi thần kinh của xoang hang (vd. thần kinh vận nhãn (III), thần kinh ròng rọc (IV), nhánh mắt của thần kinh sinh ba (V1), nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V2), thần kinh vận nhãn ngoài (VI) và những sợi giao cảm).
Thường gặp
• Thuyên tắc nhiễm trùng
• Thuyên tắc vô trùng
• Hội chúrg Tolosa-Hunt
Ít gặp• Phình động mạch cảnh trong trong xoang hang
• Nhiễm nam mucormycosis mũi-não
• Đột quỵ tuyến yên
• Rò xoang hang-cảnh
Xoang hang bao gồm những cấu trúc thần kinh và mạch máu (xem Bảng 5.8) và nằm cạnh tuyến yên, xoang sàng và xoang bướm. Biểu hiện bao gồm phù quanh mắt một bên, sợ ánh sáng, lồi mắt, phù gai thị, xuất huyết võng mạc và giảm thị lực. Nguyên nhânbao gồm:
1 Thuyên tắc nhiễm trùng
2 Thuyên tắc vô trùng
3 Phình động mạch cảnh trong trong xoang hang
4 Đột quỵ tuyến yên
5 Rối loạn xoang sàng và xoang bướm.
Thuyên tắc nhiễm trùng
Nguồn gốc thường gặp nhất của thuyên tắc vô trùng là nhiễm trùng tại xoang bướm hoặc xoang sàng. Nguồn gốc khác bao gồm nhiễm trùng răng, viêm tế bào mặt trung tâm và viêm tai. Những sinh vật gây nhiễm trùng vào xoang hang thông qua tĩnh mạch và hạch lympho từ những cấu trúc bao quanh mắt và mặt hoặc đi trực tiếp từ mô lân cận.
HÌNH 5.22 Thành phần của
xoang hang
Reproduced, with
permission, from Yanoff
M, Duker JS,
Ophthalmology, 3rd edn,
St Louis: Mosby, 2008:
Fig 9-11-3.
HÌNH 5.23 Hồi lưu tĩnh mạch của những cấu trúc trong sọ CS = xoang hang; CV = TM vỏ não; GV = TM lớn Galen; ICV = TM não trong; IJ = TM cảnh trong; ISS = xoang dọc dưới;LS =xoang bên; PS = xoang đá; SS =xoang xích ma; *SS = xoang thẳng; SSS = xoang dọc trên; TH = Hợp lưu sau; TS = xoang ngang. Reproduced, with permission, from Goldman L, Ausiello D, Cecil Medicine, 23rd edn, Philadelphia: Saunders, 2007: Fig 430-6.
Thuyên tắc vô trùngThuyên tắc vô trùng ít gặp hơn thuyên tắc nhiễm trùng và có liên quan đến tình trạng tăng đông (vd. đa hồng cầu, bệnh tế bào hình liềm, chấn thương, thai kỳ và sử dụng thuốc tránh thai đường miệng).
Phình động mạch cảnh trong trong xoang hang
Sự phồng ra của phình động mạch cảnh trong trong xoang hang có thể gây ra sự tổn thương. Dây thần kinh vân nhãn ngoài (VI) bị ảnh hưởng sớm nhất do nó gần nhất đối với phần trong xoang hang của động mạch cảnh trong Đột quỵ tuyến yên Đột quỵ tuyến yên là tình trạng xuất huyết cấp tính vào khối u lớn tuyến yên tồn tại trước đó, nó chèn ép và làm tổn thương các mô xung quanh. Đột quỵ tuyến yên liên quan đến bán manh hai thái dương do chèn ép giao thoa thị. Những yếu tố nguy cơ bao gồm giảm huyết áp, kích thích tuyến tăng trưởng (vd. thai kỳ), kháng đông và xung huyết.
Rối lọan của xoang bướm và xoang sàng
Tình trạng viêm ăn mòn cấp và mạn tính của xoang sàng và xoang bướm có thể dẫn sự lan rộng nhiễm trùng và tiến triển viêm đến xoang hang bên cạnh (Hình 5.22). Nguyên nhân bao gồm viêm xoang nhiễm trùng, nhiễm nấm mucomycosis, hội chứng Tolosa-Hunt và khối u.
BẢNG 5.8 Cơ chế giải phẫu thần kinh của hội chứng xoang hang
Dấu hiệu lâm sàng |
Loạn chức năng thần kinh |
• Yếu cơ ngoài mắt - tất cả các cơ ngoại trừ SO, LR • Giãn đồng tử hoặc phản ứng đồng tử yếu • Sụp mi |
^ Thần kinh vận nhãn (III) |
• Yếu cơ chéo trên |
^ Thần kinh ròng rọc (IV) |
• Tăng cảm giác hoặc mất cảm giác ở vùng chi phối của dây thần kinh thị hoặc thần kinh hàm trên • Giảm cảm giác giác mạc • Giảm phản xạ giác mạc |
^ Nhánh mắt của thần kinh sinh ba (V1) ^ Nhánh hàm trên của thần kinh sinh ba (V2) |
• Yếu cơ thẳng bên |
^ Thần kinh vận nhãn ngoài (VI) |
• Hội chứng Horner |
^ Sợi giao cảm |
SO = cơ chéo trên; LR = cơ thẳng bên. |
Ý NGHĨA
Hội chứng xoang hang là tình trạng khẩn cấp và có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ chết cao.