Nhịp tim đều tần số hơn 100 lần/phút
Nhịp nhanh xoang liên quan đến rất nhiễu tình trạng khác nhau. Có thể là một đáp ứng sinh lý bình thường hoặc là kết quả của một đáp ứng bệnh lý.
Các tình trạng đó bao gồm:
Phổ biến
• Tập thể dục
• Lo âu
• Đau
• Nhiễm trùng
• Giảm thể tích
• Thiếu máu
• Giảm cung lượng tim ( suy tim)
• Loạn chức năng nhịp xoang
• Thuyên tắc phổi
• Cường giáp
• Chất kích thích và thuốc (e.g. caffeine, beta-2 agonists, cocaine)
• Giảm oxy
• Nhồi máu cơ tim
ít phổ biến
• U tế bào ưa crom
Hiểu biết rõ ràng vễ cơ chế của từng nguyên nhân gây nhịp nhanh chưa được thực hành. Hầu hết con đường trong các trường hợp nhịp nhanh xoang là do kích hoạt
hệ giao cảm và/ hoặc gây giải phóng catecholamin. Điều này là điển hình trong trường hợp lo âu, sợ, giảm thể tích, nhưng không điển hình trong^ các trường hợp u te bào ưa crom hoặc thuốc giải phóng ( hoặc gây giải phóng) catecholamines.
Cơ chế của nhịp nhanh trong cường giáp là riêng biệt và là kết quả của tăng nồng độ T3.
T3 vừa có tính gen ( được quy định và biểu hiện bởi một gen riêng biệt) vừa không có tính gen khi ảnh hưởng lên sản xuất và làm thay đổi hoạt tính của myofibrill protein, lưới nội cơ tương,
ATPase và Na, K và kênh Ca. Kết quả cuối cùng là tăng tính co bóp cơ tim, tăng nhịp tim và tăng cung lượng tim
Nhịp nhanh đơn thuần là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Giá trị triệu chứng của nó phụ thuộc vào hoàn cảnh lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng:
• Nó có giá trị hạn chế trong dự đoán giảm thể tích.
• Nếu kết hợp với các triệu chứng khác, nó có giá trị trong dự báo viêm phổi.
• Trong chấn thương, viêm phổi nhiễm trùng, và nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh có giá trị tiên lượng giá trị dự báo tăng nguy cơ tử vong.
Hình ảnh 3.39 Cơ chế nhịp nhanh