Trong trường hợp không có tăng áp động mạch phổi nặng, âm thổi được mô tả là âm thổi đầu tâm trương, giảm dần cường độ, nghe rõ ở liên sườn 3 hoặc 4 ở bờ trái xương ức. Cũng như các âm thổi có nguyên nhân từ tim phải, nó sẽ tăng cường độ khi hít vào.
Thường gặp
• Tăng áp động mạch phổi - nguyên nhân thường gặp, đặc biệt khi xuất hiện hội chứng Eisenmenger.
• Tứ chứng Fallot sau khi được phẫu thuật do van động mạch phổi bị cắt ngang.
• Dãn động mạch phổi - bệnh lý nguyên phát hoặc thứ phát do bệnh mô liên kết (v.d. Hội chứng Marfan)
• Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
Ít gặp
• Các bất thường bẩm sinh về cấu trúc của bộ máy lá van
• Bệnh tim hậu thấp - hiếm
• Hội chứng Carcinoid - hiếm
Âm thổi hở van động mạch phổi gây ra do lá van động mạch phổi bị mất chức năng cho phép máu lưu thông ngược từ động mạch phổi vào tâm thất phải trong kì tâm trương. Không kê đến các bệnh lý nền gây ra, nó có thể do:
• dãn vòng van động mạch phổi
• dãn động mạch phổi
• bất thường hình dạng lá van
• các bất thường bẩm sinh liên quan tới van
Dãn vòng van là hậu quả của quá trình tăng áp động mạch phổi mãn tính, đây là nguyên nhân cũng như là cơ chế thường gặp (xem ‘Âm thổi Graham Steell’ trong phần này).
Dãn động mạch phổi, hậu quả là động mạch phổi quá lớn so với bộ máy van, có thê do nguyên phát hoặc trong bệnh lý mô liên kết.
Hẹp van động mạch phổi mức độ nhẹ thường gặp trong cộng đồng. Tuy nhiên, sự xuất hiện rõ ràng của âm thổi làm tăng khả năng bị hở van động mạch phổi, LR 17.0.
Không có âm thổi thì cũng không loại trừ được hở van động mạch phổi, NLR 0.9.
CÁC BẤT THƯỜNG CÓ THỂ GIẢI THÍCH- MẠCH NGHỊCH THƯỜNG VÀ DẤU KUSSMAUL TRONG VIÊM MÀNG NGOÀI TIM CO THẮT VÀ CHÈN ÉP TIM |
Có một tranh luận liên quan đến sinh lý bệnh giải thích cho mạch nghịch thường và dấu Kussmaul và vì' sao cái này xảy ra thì cái kia không xảy ra. Quan điểm truyền thống chO rằng mạch nghịchìhường xảy ra khi có chèn ép tim và dấu Kussmaul xảy ra trong viêm màng ngoài tim co thắt, và 2 dấu hiệu này loại trừ lẫn nhau. Lí do như sau. Trong viêm màng ngoài tim co thắt, áp lực âm trong lồng ngực trong thì hít vào không vượt qua được sự chèn ép của màng ngoài tim lên tâm nhĩ va tâm thất. Kết quả là, trong thì hít vào, sự tăng đổ đầy thất phải bình thương không xảy ra, và vách liên thất không chèn sang phía thất trái( như xảy ra trong mạch nghịch) và không ảnh hưởng lên thể tích nhát bóp của thất trái giống như trong chèn ép tim. Trong co thắt màng ngoài tim nặng, hít vào không giúp máu về tim, và nó xảy ra cùng lúc với tăng áp lực nhĩ và thất phải làm phồng tĩnh mạch cảnh, do tim không thể chứa máu từ ngoại biên về- dấuKussmaul. Viêm màng ngoài tim co thắt = Dấu Kussmaul Chèn ép tim = Mạch nghịch thường |