Xử trí trước một ban xuất huyết bột phát do não mô cầu


I.             BAN XUẤT HUYẾT BỘT PHÁT


Đây là một cấp cứu rất quan trọng.  ’
Đa số trường hợp là bệnh cảnh không điển hình
(lừa dối: trompeur)

Cho nên yêu cầu thầy thuốc phải:


luôn nghĩ tới nó
Hành động nhanh

Bệnh viêm màng não do não mô cầu, là thể bệnh nặng, gặp ở thanh thiếu niên, kèm ban xuất huyết hoại tử khắp người, có tình trạng sốc, nước não tuỷ đục chứa nhiều vi khuẩn.
A.            Bệnh cảnh lâm sàng và sinh học: Rất đạ dạng
•             Có thể là hội chứng viêm màng não thường (hội chứng màng não sốt, ban xuất huyết kín đáo, đôi khi chỉ có một triệu chứng phát ban). Nhưng chọc nước não tuỷ thấy đục  như "nước gạo".


Hội chứng màng não + ban xuất huyết  =  Viêm màng não do não mô cầu.

•             Cũng có thể xảy ra vài giờ sau khi phát hiện có viêm mũi hầu mà ta nghĩ là thông thường, với khá nhiều dạng không điển hình như:

-              Không có hội chứng màng não (viêm màng não gáy mềm),
-              Hoặc không sốt.
-              Chỉ thấy ban (purpura), chấm xuất huyết (pétéchie), lan rộng dần ra, hoại tử và tình trạng toàn thân cứ ngày càng xấu đi.
-              Nước não tuỷ ban đầu bình thường.
-              Thường kèm theo đông máu tiêu thụ


Nếu không lưu ý thì bệnh cảnh này không khác gì các bệnh thông thường khác trừ viêm màng não. Và khi sốc xuất hiện thì đã quá muộn rồi.

B.            Điều trị:
Điều quan trọng nhất là phòng sốc chứ không phải kháng sinh. Cần phải làm ngay:
1.            Tiêm hemisuccinat hydrocortison (200 - 500 mg) tĩnh mạch hoặc bắp.
Chuyển bệnh nhân vào viện ngay, nếu cần phải có người đi kèm.
2.            Đến bệnh viện phải thực hiện:
•             Phòng và điều trị sốc (bù dịch, thuốc giãn mạch, kiềm hóa máu, hồi sức hô hấp) trước tiêm.
•             Phòng và điều trị đông máu tiêu thụ (heparin)
•             Theo dõi sử dụng Hydrocortison (200 mg - 2g/ngày theo cân nặng).
•             Cấy máu và chọc lấy nước não tuỷ, trước khi điều trị kháng sinh.
•             Điều trị kháng sinh (chẳng hạn: Ampixilin 12g/ngày ở người lớn nếu đơn trị, trẻ em 300 mg/kg).

Cấp cứu chẩn đoán tình trạng hôn mê
Cấp cứu cơn co giật
Cấp cứu do suy tế bào gan
Cấp cứu hen ác tính
Cấp cứu hoại thư sinh hơi
Cấp cứu hôn mê do hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
cấp cứu hôn mê do tăng axit lactic ở bệnh nhân đái tháo đường
Cấp cứu hôn mê do tăng thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo đường
Cấp cứu khái huyết
Cấp cứu loạn nhịp chậm
Cấp cứu loạn nhịp nhanh
Cấp cứu nghẽn mạch phổi
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Cấp cứu nôn ra máu
Cấp cứu phù não
Cấp cứu do phù phổi cấp
Cấp cứu rối loạn kali máu
Cấp cứu suy hô hấp cấp
Cấp cứu suy thượng thận cấp
Cấp cứu tai biến mạch máu não
Cấp cứu tăng huyết áp
Cấp cứu thiếu máu các chi
Cấp cứu thoáng nhận biết hoặc ngất
Cấp cứu tiêu chảy cấp
Cấp cứu trạng thái vật vã
Cấp cứu trụy tim mạch và choáng
Cấp cứu bệnh nhân uốn ván
Cấp cứu hôn mê do toan máu ở người đái tháo đường
Cấp cứu người nghiện ma tuý
Chó cắn
Choáng phản vệ
Xử trí côn trùng đốt
Xử trí, điều trị bệnh nhân bị cóng lạnh
Cấp cứu xử trí bệnh nhân bị điện giật
Hạ thể nhiệt
Xử trí - Điều trị - Ngộ độc cấp
Ngộ độc rượu cấp
Nhiễm độc oxit cacbon (CO)
Rắn cắn
Say nóng
Thắt cổ
Xử trí trước một ban xuất huyết bột phát do não mô cầu