Thắt cổ


Đối với thầy thuốc thực hành, thắt cổ là loại tự tử thường gặp, chiếm 7% tống số tự tử hằng năm. Nhưng vấn đề khó xử là khi gặp phải loại thắt cổ đã bị cắt dây thắt trước khi thầy thuốc đến, không tìm ra được triệu chứng.
Cũng đừng quên Chỉ một chỗ tựa nhỏ, một dây nhỏ, là có thể tự tử được, ví dụ: một cái đinh, xà, kèo, thang, chân giường, thành giường bệnh viện. Dây có thể là ca vát, thắt lưng, dây màn... Vị trí có thể là trong nhà, ngoài vườn, nơi công cộng (nhà ga, WC).
Tuỳ theo chỗ thất dưới thanh quản, nằm chính giữa hoặc một bên cổ mà bệnh cảnh lâm sàng có khác nhau.


I. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG


A.            Nhìn dáng người bệnh
-              Mặt tím phù
-              Đẫm mồ hôi và tiết dịch (rối loạn vận mạch).
B.            Triệu chứng hô hấp

-              Ngạt thở do phù thanh quản
-              Ngừng thở
-              Phù phổi cấp do tăng áp lực tĩnh mạch.
-              Các rối loạn do chèn ép thần kinh.
Hô hấp hỗ trợ với áp lực dương ngắt quãng sẽ hồi phục nhanh các rối loạn trên nếu biết tháo dây sớm.
C. Triệu chứng thần kinh:
1.            Hôn mê do ngạt:  Loại này rất nhanh hồi phục nếu thấy xuất hiện ý thức trở lại, vật vã, ảo giác, mê sảng, rối loạn trí nhớ (hội chứng Korsakoff), mất nói. Có thể có dấu hiệu giả - liệt (liệt 1/2 thân).
2.            Tăng trương lực: Co cứng mất não, vận động bất thường, có cơn giật kiểu động kinh và tăng phản xạ.
3.            Hội chứng thần kinh thực vật: Làm nặng bệnh thêm (sốt 41 °C, hoặc thấp dưới 35°C), giãn mạch, tăng xuất tiết dịch. Điện não đồ + Chỉ thấy đường điện chậm với sóng thêta hơi rộng hoặc một đường có tính kích thích.
D. Tiến triển
Hội chứng thần kinh có thể kéo dài nhưng thường tái phát. Thường để lại di chứng tâm thần, cũng như một số rối loạn thần kinh (liệt 1/2 người, mù vỏ não).


II.  XỬ TRÍ BỆNH NHÂN THẮT CỔ


A.            Động tác đầu tiên
Khi phát hiện được người thắt cổ, phải nhanh chóng:
-              Đỡ lấy chân, cắt dây thắt hoặc nới lỏng, đừng để nạn nhân ngã xuống đất.
-              Đặt nằm trên phản cứng, nằm ngửa, cổ hơi kéo cao lên một tí vì sợ có gãy đốt sống cổ
-              Đặt nơi thoáng, tháo hết những gì hạn chế hô hấp.
B.            Ba trường hợp có thế xảy ra
1.            Mới chết Lâm sàng
Nạn nhân mới bị giảm hô hấp, mạch và tiếng tim, mặt tím, đồng tử giãn, hôn mê sâu.
•             Phải hồi sức ngay: Thổi miệng - miệng + bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu có thể: Đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ.
•             Chống lại phù não sau ngạt Mannitol (15%) cho truyền nhanh (1 lọ trong 20 phút) có thể nhắc lại nếu chưa đỡ, chống toan chuyển hóa (bicacbonat, THAM).
•             Chống rối loạn thần kinh thực vật: Procain, Hydergin, hỗn hợp Phenergan - Dolosal - Largactil, nếu rối loạn thần kinh thực vật ít thì cho quạt thoáng khí.
•             Bù dịch: Rất cần (chất thế plasma, chống Sludge, Rheomacrodex).


Người bệnh phải được nhanh chóng đưa dến viện chuyên khoa có thùng oxy cao áp.


•             Chống hậu quả thần kinh: Đặc biệt chống phù não bằng oxy cao áp (2 đợt mỗi ngày với áp lực 2 ATA trong 8-10 ngày) để tránh hậu quả tâm thần kinh.
•             Cung cấp năng lượng (huyết thanh ngọt, insulin, ATP) vitamin và enzym, oxy và các chất gây tỉnh như Piracetam (Nootropyl), mecnofenoxat (Lucidril).
2.            Rối loạn thần kinh nặng, không suy hô hấp
Mới hôn mê chưa có suy tuần hoàn - hô hấp, phải cho vào viện ngay. Trong bệnh viện xử lý như phần mới chết lâm sàng.
3.            Thoáng mất nhận biết, rối loạn giác quan (chóng mặt, ù tai...)
Đưa vào viện để chống phù não cấp, mặt khác để theo dõi tình trạng hô hấp thần kinh của nạn nhân


TÓM TẮT
1.             Tháo dây thắt, nhớ không để nạn nhân ngã xuống đất
2.             Hồi sức: Miệng – miệng + xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
3.             Cho thở oxy: Hô hấp hỗ trợ
4.             Chống lại:
- Phù não: Mannitol 15% : 250ml trong 20 phút
5.             Oxy cao áp : Làm nhanh khi hôn mê lâu
Cấp cứu chẩn đoán tình trạng hôn mê
Cấp cứu cơn co giật
Cấp cứu do suy tế bào gan
Cấp cứu hen ác tính
Cấp cứu hoại thư sinh hơi
Cấp cứu hôn mê do hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
cấp cứu hôn mê do tăng axit lactic ở bệnh nhân đái tháo đường
Cấp cứu hôn mê do tăng thẩm thấu ở bệnh nhân đái tháo đường
Cấp cứu khái huyết
Cấp cứu loạn nhịp chậm
Cấp cứu loạn nhịp nhanh
Cấp cứu nghẽn mạch phổi
Cấp cứu nhồi máu cơ tim
Cấp cứu nôn ra máu
Cấp cứu phù não
Cấp cứu do phù phổi cấp
Cấp cứu rối loạn kali máu
Cấp cứu suy hô hấp cấp
Cấp cứu suy thượng thận cấp
Cấp cứu tai biến mạch máu não
Cấp cứu tăng huyết áp
Cấp cứu thiếu máu các chi
Cấp cứu thoáng nhận biết hoặc ngất
Cấp cứu tiêu chảy cấp
Cấp cứu trạng thái vật vã
Cấp cứu trụy tim mạch và choáng
Cấp cứu bệnh nhân uốn ván
Cấp cứu hôn mê do toan máu ở người đái tháo đường
Cấp cứu người nghiện ma tuý
Chó cắn
Choáng phản vệ
Xử trí côn trùng đốt
Xử trí, điều trị bệnh nhân bị cóng lạnh
Cấp cứu xử trí bệnh nhân bị điện giật
Hạ thể nhiệt
Xử trí - Điều trị - Ngộ độc cấp
Ngộ độc rượu cấp
Nhiễm độc oxit cacbon (CO)
Rắn cắn
Say nóng
Thắt cổ
Xử trí trước một ban xuất huyết bột phát do não mô cầu