VIÊM TUYẾN GIÁP


Viêm tuyến giáp (VTG) là tình trạng viêm cấp hoặc mạn tính tại tuyến giáp do nhiều căn nguyên khác nhau và thường gây ra những thay đồi trong chức năng tuyến giáp từ cường giáp (do tổn thương phá hủy tuyến), bình giáp hoặc suy giáp (do cạn kiệt hormon) tùy theo từng giai đoạn bệnh. Để phân biệt các loại viêm tuyến giáp cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tốc độ khởi phát bệnh và đặc biệt là tình trạng đau vùng cổ.

A. VIÊM TUYẾN GIÁP CÓ TRIỆU CHỨNG ĐAU


I. VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP(VTG MÔ HẠT CÁP, VIÊM TUYẾN GIÁP DE QUERVAIN)
1. Đại cương: là thể VTG có đau hay gặp nhất.
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định: dựa vào
• Lâm sàng
- Khởi phát: đau người, đau họng, sốt nhẹ, sau đó có thể sốt cao.
- Đau vùng cổ: tuyến giáp to, sờ mềm, rất đau, thường bắt đầu từ một bên sau đó lan sang bên kia, lan lên tai, ra khắp cổ, có thể khó nuốt.
- Triệu chứng nhiễm độc giáp: cường giáp mức độ vừa và nhẹ.
• Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc tăng, máu lắng tăng cao, Protein c phản ứng tăng.
- Thăm dò tuyến giáp:
+ Thường gặp hormon FT4, FT3 tăng nhẹ hoặc trung bình, TSH giảm thấp.
+ Kháng thể kháng tuyến giáp: không tăng.
- Đo độ tập trung 1311: độ tập trung 131l rất thấp, 123l, 99mTc.
- Siêu âm: tuyến giáp giảm âm, ít mạch máu.
c. Chẩn đoán phân biệt
• Các trường hợp đau vùng cổ:
- Viêm tuyến giáp do vi khuẩn sinh mủ (viêm tuyến giáp cấp): biểu hiện nhiễm trùng rõ ràng, sốt cao, bạch cầu tăng cao.
-Xuất huyết trong nang tuyến giáp: đau khu trú, một bên, triệu chứng nhiễm trùng không rõ, siêu âm tuyến giáp thấy hình ảnh nang lớn.
• Cần chẩn đoán phân biệt tình trạng nhiễm độc giáp trong VTG bán cấp với bệnh Basedow: tuyến giáp to có tiếng thổi, ấn không đau. Có thể có triệu chứng mắt hoặc phù niêm trước xương chày. Độ tập trung 131l tăng cao.
3. Điều trị: chủ yếu là điều trị triệu chứng
- Giảm đau: thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol dùng 2 - 4 lần trong ngày hoặc các thuốc chống viêm giảm đau không steroid trong các trường hợp thông thường. Trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm đau có thể sử dụng nhóm glucocorticoid (prednison 20 - 40mg/ngày), giảm liều dần mỗi 5mg sau 1 - 2 tuần và có thể ngừng thuốc sau 4 - 6 tuần.
- Giảm triệu chứng cường giáp: nếu các triệu chứng cường giáp rõ có thể giảm triệu chứng bằng nhóm chẹn beta giao cảm như propranolol 40mg/ngày hoặc atenolol 50mg/ngày... tới khi xét nghiệm FT4 trở về bình thường, cần lưu ý các chống chỉ định của thuốc như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim nặng,...
- Giai đoạn suy giáp: thường thoáng qua không cần điều trị. Nếu suy giáp kéo dài cộ thể điều trị thay thế hormon giáp bằng L-thyroxin 50 - 100μg/ngày trong vài tuần hoặc vài tháng.


II. VIÊM TUYẾN GIÁP SINH MỦ (VIÊM TUYÊN GIÁP CẤP)


1. Đại cương
- Là viêm tuyến giáp nhiễm khuẩn rất hiếm gặp, nguyên nhân do vi khuẩn (đặc biệt Streptococcus pyrogenes, Streptococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae), do nấm hoăc ki sinh trùng gây ra, thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi như bất thường bẩm sinh (còn ống giáp lưỡi, dò xoang lê), bệnh lí tuyến giáp có trước, tuổi cao hoặc suy giảm miễn dịch.
- VTG sinh mủ thường xuất phát từ các nhiễm khuẩn lân cận, qua đường máu, bạch huyết hoặc từ những ổ nhiễm khuẩn xa.
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định
• Lâm sàng
- Sưng tấy, đỏ cấp tính một bên vùng trước cổ. Tuyến giáp thường mềm, rất đau. Hay gặp khó nuốt, khó nói.
- Sốt cao, có thể rét run, tình trạng nhiễm khuẩn rõ.
• Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu tăng cao, máu lắng tăng cao, protein c phản ứng tăng cao.
- Chức năng tuyến giáp: FT4, TSH thường binh thường (có thể gặp cường giáp hoặc suy giáp).
- Chọc tổn thương: thấy dịch mủ, cấy có thể phân lập được vi khuẩn.
- Đo độ tập trung 1311: ổ nhiễm trùng thường biểu hiện là nhân lạnh trong khi phần nhu mô tuyến giáp lành có độ tập trung 131l bình thường.
- Siêu âm tuyến giáp, CT scan vùng cổ có thể thấy khối áp xe trong tuyến giáp.
- Khám, nội soi tai mũi họng có thể thấy đường dò trong áp xe do dò xoang lê.
b. Chẩn đoán phân biệt
- VTG bán cấp: nhiễm trùng không rầm rộ, thường có biểu hiện cường giáp.
- Các áp xe, dò vùng cổ: dò xoang lê. Siêu âm, chụp CT scan vùng cổ thấy hình ảnh tuyến giáp bình thường. Chụp vùng cổ với uống thuốc cản quang có thể phát hiện đường dò.
3. Điều trị
- Nội khoa: cần dùng kháng sinh thích hợp đường tĩnh mạch. Tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ có thể lựa chọn kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn vùng khoang miệng như penicillin G liều cao, ampicillin..., có thể kết hợp với metronidazol hoặc clindamycin nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn kị khí. Với các nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nghi ngờ xuất phát từ các ổ nhiễm khuẩn xa tới, cần lựa chọn các loại kháng sinh nhạy cảm với tụ cầu kháng kháng sinh, kháng sinh phổ rộng như cephalosporin thế hệ 3,...
- Khi ổ áp xe hoá mủ: cần dẫn lưu ổ áp xe.
- Phẫu thuật loại bỏ đường dò trong trường hợp dò xoang lê vào tuyến giáp gây VTG cấp.


B. VIÊM TUYÉN GIÁP KHÔNG ĐAU


I. VIÊM TUYẾN GIÁP HASHIMOTO
1. Đại cương

Là bệnh có tính chất tự miễn, mang tính gia đình, còn gọi là VTG tự miễn, VTG lympho bào mạn tính.
Là nguyên nhân chính dẫn đến suy giáp.
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định dựa vào:
• Lâm sàng

- Thường xảy ra ở phụ nữ (90%), độ tuổi 30 - 50.
- Bướu tuyến giáp: thường to, chắc, đối xứng, có thể cứng, gồ ghề, nhiều thùy, không đau. Có thể
chèn ép gây cảm giác nghẹn, khó nuốt, nói khàn... Một số ít trường hợp có thể gặp tuyến giáp teo nhỏ.
- Suy giáp: là triệu chứng thường gặp với các biểu hiện từ nhẹ đến rõ ràng (xem thêm bài suy giáp).
• Cận lâm sàng
- FT4 giảm, TSH tăng hoặc suy giáp cận lâm sàng với FT4 bình thường, TSH tăng.
- Kháng thể kháng tuyến giáp: anti thyroid peroxidase (anti-TPO) và kháng thể kháng thyroglobulin
(anti Tg) tăng cao.
- Siêu âm: tuyến giáp giảm âm không đồng đều, hình thái thay đổi tùy theo giai đoạn tiến triển
của bệnh.
- Chọc tế bào tuyến: tập trung nhiều lympho bào trong tuyến,
c. Chẩn đoán phân biệt: với các bệnh lí bướu giáp khác.
- Bướu đa nhân tuyến giáp: bướu giáp thường mềm hơn. Siêu âm tuyến giáp có thể thấy hình ảnh
đa nhân tuyến giáp.
- Ung thư giáp: thường có nhân chắc, có thể có biểu hiện xâm lấn xung quanh, có thể có hạch cổ.
Siêu âm và chọc tế bào nhân giáp giúp chẩn đoán xác định ung thư.
3. Điều trị
Nếu có biểu hiện suy giáp cần điều trị thay thế hormon giáp bằng L-thyroxin (xem thêm bài suy giáp).


II. VIÊM TUYÉN GIÁP KHÔNG ĐAU SAU SINH


1. Đại cương
Viêm tuyến giáp sau sinh xảy ra ở khoảng 5 - 7% phụ nữ sau sinh đẻ, có thể liên quan đến hiện
tượng tự miễn.
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định dựa vào

• Biểu hiện nhiễm độc giáp nhẹ hoặc trung bình xảy ra sau sinh 1 - 6 tháng, tự hồi phục sau vài tháng.
- Bướu giáp: thường nhỏ, không đau, chắc.
- Chức năng tuyến giáp: FT4 tăng, TSH giảm.
- Kháng thể kháng receptor tuyến giáp (TRAb) bình thường.
- Độ tập trung 131l thấp (không được chỉ định nếu bệnh nhân cho con bú).
b. Chẩn đoán phân biệt
VTG sau sinh có triệu chứng nhiễm độc giáp rõ cần chẩn đoán phân biệt với bệnh Basedow dựa vào:
- Bướu giáp trong bệnh Basedow thường lớn hơn, mềm, có tiếng thổi và các biểu hiện mắt.
- TRAb thường tăng cao.
- Độ tập trung 131l cao.
- Siêu âm Doppler tăng sinh mạch trong tuyến giáp.
3. Điều trị
- Nếu cường giáp rõ: điều trị giảm triệu chứng bằng chẹn beta giao cảm (propranolol 40mg/ngày
hoặc atenolol 50mg/ngày). cần theo dõi FT4 hàng tháng. Có thể ngừng khi FT4 trờ về bình thường.
- Giai đoạn suy giáp: điều trị thay thé hormon giáp bằng L-thyroxin (xem thêm bài suy giáp).


III. VIÊM TUYẾN GIÁP THẦM LẶNG


1. Đại cương
Biểu hiện giống như viêm tuyến giáp sau sinh nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ.
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán xác định: dựa vào
- Bướu giáp thường to nhẹ, lan tỏa, mật độ chắc.
- Triệu chứng nhiễm độc giáp ở mức độ nhẹ, trung bình, tự khỏi sau vài tháng.
- FT4 tăng nhẹ, vừa, TSH giảm thấp.
- Kháng thể kháng receptor tuyến giáp (TRAb) bình thường.
- Độ tập trung 131l thấp.
c. Chẩn đoán phân biệt với bệnh Basedow:
- Bướu giáp trong bệnh Basedow thường lớn hơn, mềm, có tiếng thổi và các biểu hiện mắt.
- TRAb thường tăng cao.
- Độ tập trung 131l cao.
- Siêu âm Doppler tăng sinh mạch trong tuyến giáp.
3. Điều trị
- Nếu cường giáp rõ: điều trị giảm triệu chứng bằng chẹn beta giao cảm (propranolol 40mg/ngày,atenolol 50mg/ngày). cần theo dõi FT4 hàng tháng. Có thể ngừng khi FT4 trở về bình thường.
- Giai đoạn suy giáp: điều trị thay thế hormon giáp bằng L-thyroxin 50 - 100μg/ngày trong vài tháng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thế Trạch (2003). "Viêm tuyến giáp”. Nội tiết học đại cương, tr. 175 -180.
2. Elizabeth N. Pearce, Alan PiFawell, Lewis E.Bravemen, 2003.