Viêm cơ nhiễm khuẩn (pyom yositis) là viêm hoặc áp xe tại cơ vân do vi khuẩn sinh mủ gây nên. Định nghĩa này loại trừ các bệnh lí viêm cơ vô khuẩn do cơ chế tự miễn trong các bệnh lí hệ thống như viêm đa cơ, viêm da cơ.
Nguyên nhân : hay gặp nhất là do vi khuẩn Gram dương như tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu; vi khuẩn Gram âm như E .co li, trự c khuẩn mủ xanh và vi khuẩn kị khí ít gặp hơn.
Đường lây nhiễm : thường theo đường tại chỗ qua các nhiễm khuẩn ở da như mụn nhọt hoặc theo đường máu. Bệnh có thể xuất hiện tự nhiên hoặc sau chấn thương, tiêm truyền không vô khuẩn, châm cứu; hoặc sau khi bị mụn nhọt ngoài ra. Viêm cơ thắt lưng chậu thường xảy ra sau các nhiễm khuẩn tiết niệu sinh dục, sau viêm đĩa đệm đốt sống hoặc sau phẫu thuật vùng tiểu khung. Viêm cơ cũng thường gặp ở bệnh nhân có suy giảm miễn dịch (tiểu đường, nhiễm HIV, dùng corticoid kéo dài, bệnh mạn tính,...).
1. Chẩn đoán xác định
a . Lâm sàng
- Toàn thân: hội chứng nhiễm trùng: sốt, có thể kèm rét run; môi khô lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
- Tại chỗ: vị trí viêm cơ có thể tại m ột hay nhiều cơ. Các triệu chứng thường qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu cơ tổn thương sưng, đau và căng tại vùng tổn thương, có thể kèm đỏ hoặc không. Giai đoạn hai thường xảy ra sau 10-20 ngày, cơ sưng nóng đỏ, ấn mềm hơn giai đoạn đầu, chọc có thể có mủ.
Giai đoạn ba nếu không điều trị tích cực ở các giai đoạn trên, nhiễm khuẩn có thể phát triển thành áp xe đa ổ, toàn thân có thể sốc, suy đa phủ tạng.
- Trường hợp viêm cơ ở vị trí sâu, đặc biệt đối với cơ thắt lưng chậu triệu chứng sưng nóng đỏ rất khó phát hiện. C hủ yếu bệnh nhân đau tại vùng thắt lưng hoặc hố chậu bên tổn thương, chân hạn chế động tác duỗi trong khi các động tác vận động khớp háng (gấp, giạng, khép, xoay) vẫn bình thường.
b. Các xét nghiệm cận lâm sàng
- Siêu âm cơ (dùng đầu dò tần số cao từ 5-20M Hz) là thăm dò hình ảnh lựa chọn hàng đầu, có thể thấy hình ảnh cơ phù nề m ất cấu trúc sợi cơ biểu hiện viêm hoặc các ổ có cấu trúc âm hỗn hợp hay trống âm biểu hiện ổ mủ.
- Chọc thăm dò mù hoặc dưới hướng dẫn của siêu âm lấy bệnh phẩm mủ làm xét nghiệm tế bào học thấy bạch cầu đa nhân thoái hoá, soi tươi nhuộm gram tìm vi khuẩn gây bệnh. Nuôi cấy bệnh phẩm mù phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ.
- X quang quy ước: có thể thấy bóng cơ to hơn hoặc khí trong cơ. Trường hợp kèm viêm xương tủy nhiễm khuẩn sẽ thấy hình ảnh tổn thương viêm xương. Trường hợp viêm cơ thắt lưng chậu có thể kèm tổn thư ơng viêm đĩa đệm đốt sống (khe đĩa đệm hẹp, hủy xương về hai phía diện khớp-hình ảnh soi gương).
- Chụp cắt lớp vi tính: chỉ định trong trường hợp trên lâm sàng nghi ngờ viêm cơ ở vị trí sâu như cơ thắt lưng chậu mà siêu âm không rõ hoặc khi nghi ngờ có viêm xương kèm theo. Chụp cắt lớp vi tính còn có tác dụng hướng dẫn chọc hút ồ áp xe.
- Chụp cộng hường từ: phát hiện sớm viêm cơ với độ nhạy rất cao. C hỉ định khi siêu âm nghi ngờ, chưa khẳng định có viêm cơ hoặc khi có nghi ngờ viêm đĩa đệm đốt sống kèm theo.
- Cấy máu, cấy dịch chọc ổ viêm có thể dương tính.
- Tế bào máu ngoại vi: số lượng bạch cầu tăng, tỉ lệ bạch cầu trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng, protein c phản ứng (CRP) tăng.
c. Chẩn đoán xác định
Dựa vào lâm sàng có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau tại cơ kết hợp siêu âm cơ (hoặc chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hường từ) có biểu hiện viêm, chọc hút cơ có mủ, nuôi cấy m áu/m ủ dương tính.
2. Chẩn đoán phân biệt
- u cơ, sarcom cơ: cơ sưng, không có triệu chứng viêm trên lâm sàng và xét nghiệm . Chọc hút không có mủ, xét nghiệm tế bào và sinh thiết mô bệnh học cho chẩn đoán xác định.
- Đối với viêm cơ thắt lưng chậu cần phân biệt với tổn thương khớp háng, đám quánh ruột thừa, viêm do lao.
- Chảy máu trong cơ (chấn thương, bệnh máu...).
3. Chẩn đoán nguyên nhân
Dựa vào cấy máu hay mủ.
1. Nguyên tắc
Chẩn đoán bệnh sớm, dùng ngay kháng sinh đường tĩnh mạch, dẫn lưu mủ khi có ổ áp xe. Thực hiện ngay cấy máu, cấy mủ, soi tươi dịch nhuộm Gram tìm vi khuẩn trước khi cho kháng sinh. Lựa chọn kháng sinh ban đầu dựa vào kết quả nhuộm gram (âm hay dương), đường lây nhiễm để dự đoán vi khuẩn gây bệnh (phần đại cương).
2. Điều trị kháng sinh
a. Trường hợp chưa có kháng sinh đồ
- Chưa định hướng được vi khuẩn gây bệnh: oxacillin 1-2g tiêm TM /lần, 4 lần trong ngày hoặc cloxacillin liều tương tự, sau 1-2 tuần dùng đường TM sê chuyển sang đường uống.
- Trường hợp nghi ngờ do tụ cầu hay liên cầu nhạy cảm với m ethicillin: dùng oxacillin hoặc cloxacillin liều như trên. Hoặc cephazolin 1g/lầnT M , hai lần trong ngày hoặc nafcillin 1-2g TM/lần, 4 lần trong ngày trong 1-2 tuần, sau đó chuyển uống oxacillin hay cloxacillin 4-6g/ngày.
- Nghi ngờ nhiễm tụ cầu vàng kháng kháng sinh: vancom ycin 2g/ngày chia hai lần (pha 1g với 100ml dung dịch muối hoặc đường đẳng trương truyền tĩnh m ạch trong 60 phút).
- Nghi ngờ do phế cầu hoặc liên cầu nhậy với penicillin: penicillin G 2 triệu đơn vị TM mỗi 4 giờ trong 2 tuần. Do H.influenzae và s.pneumoniae kháng penicillin: ceftriaxon 1 -2g m ột lần/ngày, hoặc ceíotaxim 1g X 3 lần/ngày.
- Trường hợp nghi ngờ vi khuẩn Gram âm: dùng ngay kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 đường tĩnh mạch (TM) như cephotaxim 3g/ngày, chia 3 lần (cách 8 giờ m ột lần) hoặc ceftriaxon 1-2g một lần/ngày, hoặc thuốc nhóm fluoroquinolon như levofloxacin 500mg TM /uống mỗi 24 giờ.
- Những bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh: phối hợp am inoglycosid (như gentam icin 3m g/kg/ngày. Dùng m ột lần tiêm bắp vào buổi sáng hoặc am ikacin 15mg/kg/ngày, tiêm bắp hoặc pha truyền TM chia 1- 3 lần/ngày) với một kháng sinh penicillin phổ rộng như mezlocillin 3g TM mỗi 4 giờ, hoặc ceftazidim 1g mỗi 8 giờ. Thời gian dùng trong khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh fluoroquinolon như ciprofloxacin 750mg uống 2 lần/ngày đơn độc hoặc phối hợp với một thuốc nhóm penicillin phổ rộng như trên.
b. Trường hợp có kháng sinh đồ
Dùng thuốc theo kháng sinh đồ hoặc tiếp tục duy trì điều trị theo phác đồ ban đầu nếu bệnh nhân đáp ứng tốt.
c. Thời gian điều trị
Nhìn chung từ 3-4 tuần, trong đó 1-2 tuần đầu dùng kháng sinh đường tĩnh mạch, sau đó chuyển sang đường uống, c ầ n theo dõi tiến triển lâm sàng, số lượng bạch cầu, tốc độ máu lắng, CRP, siêu âm cơ để quyết định có tiếp tục điều trị nữa hay không.
3. Điều trị phối hợp
- Hạ sốt giảm đau bằng paracetam ol liều từ 1- 3g/ngày, mỗi lần 0,5-1 g khi sốt cao, đau nhiều. Nâng cao thể trạng bảng ăn uống, nuôi dưỡng qua ống thông hay đường tĩnh mạch.
- Chọc hút dẫn lưu mủ dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính trong các trường hợp viêm cơ hóa mủ. đăc biệt ổ áp xe ở sâu như áp xe cơ thắt lưng chậu.
4. Điều trị phẫu thuật
Chỉ định khi điều trị kháng sinh đúng trong 3- 5 ngày kết hợp chọc hút mủ thất bại hoặc khi ổ áp xe cơ lan rộng/có hoại tử hoặc có biến chứng viêm xương tủy.
Giữ vệ sinh da sạch sẽ, điều trị tích cực các nhiễm khuẩn da như mụn nhọt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Trọng, Đỗ Kháng Chiến (chủ biên), ''Viêm cơ hóa mủ”, Hướng dẫn điều trị, tập II: